Cuộc sống

Hiện tượng rùng mình sau khi đi tiểu nhiều người bị hóa ra có cả một sự thật phía sau

Đi tiểu là hoạt động sinh lý không có gì lạ, ai cũng phải làm, nhưng thật ra đằng sau đó có thể là nhiều điều rất tinh tế mà ai cũng cần phải hiểu.

Bạn có bao giờ trải qua trạng thái rùng mình sau khi đi tiểu, là hiện tượng lạ kỳ mà các nhà khoa học gọi bằng “hội chứng co giật sau khi đi tiểu” - một cái tên mang đầy tính khoa học và ghê gớm. Nhưng tại sao chúng ta lại rùng mình? Không có câu trả lời chắc chắn 100% cho câu hỏi này, nhưng có hai giả thuyết vững chắc được đưa ra:
di tieu nhin tieu
(Ảnh: Internet)

- Giả thuyết đầu tiên là thân nhiệt giảm đột ngột. Mọi người đều hiểu được chuyện bị rùng mình khi gặp lạnh? Khi đi tiểu, dòng nước ấm rời khỏi cơ thể chúng ta cũng làm giảm thân nhiệt.

- Và giả thuyết còn lại là phản xạ của hệ thần kinh thực vật (hay hệ thần kinh tự động, hoạt động độc lập với ý chí của hầu hết mọi người), về cơ bản, đó là một phản ứng không ý thức với việc đi tiểu, cũng giống như chúng ta nhắm mắt lại khi hắt xì vậy.

Hiện tượng này phổ biến ở đàn ông hơn phụ nữ, nên nếu bạn thuộc hội “ngồi” và tự hỏi tại sao mình chưa bao giờ cảm nhận được những cơn rùng mình thì cũng đừng vội lo lắng, thật ra điều đó cũng bình thường thôi, không cho thấy vấn đề gì về sức khỏe cả. Tuy nhiên, vấn đề sức khỏe có thể biểu hiện qua những yếu tố khác cũng có liên quan đến việc vệ sinh này: số lần bạn đi tiểu, màu, mùi của nước tiểu.

Theo giáo sư chuyên khoa tiết niệu Neil Grafstein tại bệnh viện Mount Sinai, New York, dù không có con số cụ thể bắt buộc nhưng một người bình thường khỏe mạnh thường đi tiểu ít nhất 4 lần/ngày, và nhiều nhất 7 lần/ngày. Tuy vậy, nếu bạn nhiều hơn con số 7 này thì cũng đừng vội hoảng, vì có nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng: chẳng hạn nếu bạn uống nhiều nước quá thì sẽ cần đi tiểu nhiều thôi, hoặc nếu bạn uống một số loại nước nhất định, như thức uống có cồn, cà phê, kích thích bàng quang thì cũng sẽ phải ra vào nhà vệ sinh nhiều. Ngoài ra, cũng có những người có bàng quang nhạy cảm, cần đi ngay khi mới chỉ có tín hiệu nhỏ (và tất nhiên, cả những người có thể nín đến khi bàng quang muốn vỡ tung).

Tuy nhiên, nếu bạn đi tiểu hơn 11 lần/ngày, lượng nước uống vào khoảng 2l/ngày, điều đó cho thấy bạn có thể đang gặp vấn đề, thường là bàng quang quá nhạy. Và theo giáo sư Grafstein, miễn bạn không gặp phải bất kỳ vấn đề sức khỏe hay vấn đề với sự thiếu kiềm chế thì có thể “huấn luyện” lại bàng quang của mình, bằng cách không vội đi tiểu ngay khi “mắc”, chỉ cần không để đến mức tạo nên cảm giác đau và khó chịu. Và hãy lưu ý rằng đừng cố quá, vì việc nhịn tiểu quá lâu có thể khiến bàng quang của bạn bị tăng nguy cơ viêm nhiễm.

2di tieu nhin tieu
(Ảnh: Internet)

Màu sắc và mùi của nước tiểu cũng là những dấu hiệu dễ nhận biết để phán đoán sức khỏe. Màu tốt nhất mà mọi người nên hướng tới là màu vàng trong, không phải quá trắng trong như nước và nhất định không phải là màu vàng sậm, thậm chí đỏ. Tất nhiên bạn cũng cần tính đến yếu tố thức ăn và thức uống tiếp nhận vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến màu và mùi của nước tiểu nữa nhé - có điều mùi nước tiểu ngọt có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

Trong số rất nhiều chuyện bạn nghĩ mình phải để ý, có lẽ khó bao gồm cả chuyện tiểu tiện phải không? Chuyện này quá tế nhị, tầm thường và thiếu vệ sinh. Nhưng nếu bạn nghĩ vậy, có thể những chuyện khác bạn đang để ý sẽ chẳng còn nghĩa lý gì nữa, vì thực tế, cái chuyện tầm thường kia quan trọng với sức khỏe và nhận thức bản thân, hơn nhiều so với bạn tưởng đấy nhé!

Tổng hợp, theo cnn, ideaspots


Tác giả bài viết: trinhngocminh/theo Luna

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok