Trong tỉnh

Dự án vay vốn World Bank ở Thanh Hóa đội vốn hơn 500 tỷ đồng

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng Phát triển tổng hợp các đô thị động lực - Tiểu dự án đô thị Tĩnh Gia, dự án có tổng mức vốn lên đến hơn 2.300 tỷ đồng...

Khu vực kênh Than nằm trong Dự án đầu tư xây dựng Phát triển tổng hợp các đô thị động lực - Tiểu dự án đô thị Tĩnh Gia


Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi vừa ký ban hành Quyết định số 3621/QĐ- UBND ngày 06/10/2023 về việc phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng Phát triển tổng hợp các đô thị động lực - Tiểu dự án đô thị Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.

Theo đó, UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng Phát triển tổng hợp các đô thị động lực - Tiểu dự án đô thị Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa từ tổng mức đầu tư 1.776,51 tỷ lên tổng mức đầu tư: 2.314,27 tỷ.

Trong đó: Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 868,57 tỷ; Chi phí xây dựng 1.145,88 tỷ; Chi phí thiết bị 14,09 tỷ; Chi phí quản lý dự án 12,52 tỷ; Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 85,32 tỷ; Chi phí khác: 21,52 tỷ; Chi phí dự phòng 166,35 tỷ. Sau khi điều chỉnh, chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tăng từ 225,59 tỷ lên 868,57 tỷ.

Về nguồn vốn đầu tư, vốn đối ứng của tỉnh được điều chỉnh tăng từ 577,5 tỷ lên 1.115,32 tỷ ; trong đó, ngân sách tỉnh bố trí 577,5 tỷ và ngân sách thị xã Nghi Sơn bố trí 537,7 tỷ.

Nguồn vốn vay IDA chuyển đổi của Ngân hàng Thế giới (WB) được giữ nguyên ở mức 1.198,96 tỷ; trong đó, UBND tỉnh Thanh Hóa vay lại 479,58 tỷ, ngân sách Trung ương cấp phát 719,38 tỷ.

UBND tỉnh giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp (chủ đầu tư) tổ chức thực hiện dự án theo đúng các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình. UBND thị xã Nghi Sơn bố trí vốn đối ứng thuộc trách nhiệm ngân sách thị xã Nghi Sơn, tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của số liệu kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Trước đó, Dự án phát triển tổng hợp các đô thị động lực – Tiểu Dự án Đô thị động lực Tĩnh Gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 19/9/2018, Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 1052/QĐ-UBND ngày 25/3/2019; dự án sử dụng vốn vay IDA (vốn cho vay ưu đãi của WB) là 1.199 tỷ đồng.

Mục tiêu dự án là tăng cường khả năng tiếp cận đến dịch vụ hạ tầng kỹ thuật đô thị được cải thiện; tăng cường năng lực lập quy hoạch và quản lý đô thị tại huyện Tĩnh Gia (nay là thị xã Nghi Sơn), gồm 2 hợp phần: Cải tạo, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị (hợp phần 1); giải pháp phi kết cấu - hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ thực hiện Dự án (hợp phần 2).

Tại khoản 13 Điều 1 Quyết định số 1052/QĐ-UBND ngày 25/3/2019 của Chủ tịch UBND Thanh Hóa thì vốn đối ứng từ nguồn ngân sách nhà nước là hơn 577 tỷ đồng.

Cũng tại quyết định này, UBND tỉnh Thanh Hóa Giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp Thanh Hóa tổ chức thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình.

Được biết, dự án phát triển tổng hợp các đô thị động lực - Tiểu dự án Đô thị Tĩnh Gia, Thanh Hóa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 19/9/2018 và điều chỉnh chủ trương tại quyết định số 573/QĐ-TTg ngày 28/4/2020. Dự án do UBND tỉnh Thanh Hóa quản lý.

Thời điểm tháng 7/2021, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã thực hiện kiểm toán Dự án này và chỉ ra một số bất cập lớn, trong đó đáng chú ý là về tiến độ Dự án. Trên cơ sở đó, nhiều Cơ quan, tổ chức được kiến nghị liên quan đến dự án này.

Theo đó, Bộ Tài chính kiến nghị: Đơn vị liên quan cần làm việc với các nhà tài trợ khi đàm phán, ký kết các hiệp định tài chính nên quy định cụ thể về quy mô, tính chất kỹ thuật đối với những gói thầu phải yêu cầu đấu thầu quốc tế và thực hiện thủ tục tiền kiểm đối với các dự án thực hiện bằng nguồn vốn vay để giảm thủ tục và tạo thuận lợi để đẩy nhanh thực hiện dự án.

Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa kiểm tra, yêu cầu các đơn vị tham gia thực hiện Dự án xuất hóa đơn đầy đủ, kịp thời đối với khối lượng đã nghiệm thu đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành, số thuế GTGT chưa xuất hóa đơn tương ứng với khối lượng nghiệm thu thanh toán là gần 03 tỷ đồng.

UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp Thanh Hóa, UBND thị xã Nghi Sơn và các đơn vị có liên quan tập trung bố trí đủ nguồn lực và nhân lực đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, bàn giao kịp thời cho các nhà thầu thi công, đảm bảo tiến độ chung của dự án. Xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan chậm bàn giao mặt bằng và xử lý trách nhiệm theo quy định.

Chấn chỉnh rút kinh nghiệm đối với tồn tại trong phê duyệt tổng mức đầu tư, trong phê duyệt Kế hoạch đấu thầu đối với gói thầu TVGS.

Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng khu vực khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp Thanh Hóa và các đơn vị có liên quan chấn chỉnh, rút kinh nghiệm đối với các tồn tại trong quá trình quản lý đầu tư dự án và thực hiện nghiêm túc các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước.

Tác giả: Song Khánh

Nguồn tin: vneconomy.vn

Khu vực kênh Than nằm trong Dự án đầu tư xây dựng Phát triển tổng hợp các đô thị động lực - Tiểu dự án đô thị Tĩnh GiaPhó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi vừa ký ban hành Quyết định số 3621/QĐ- UBND ngày 06/10/2023 về việc phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng Phát triển tổng hợp các đô thị động lực - Tiểu dự án đô thị Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
Theo đó, UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng Phát triển tổng hợp các đô thị động lực - Tiểu dự án đô thị Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa từ tổng mức đầu tư 1.776,51 tỷ lên tổng mức đầu tư: 2.314,27 tỷ.
Trong đó: Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 868,57 tỷ; Chi phí xây dựng 1.145,88 tỷ; Chi phí thiết bị 14,09 tỷ; Chi phí quản lý dự án 12,52 tỷ; Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 85,32 tỷ; Chi phí khác: 21,52 tỷ; Chi phí dự phòng 166,35 tỷ. Sau khi điều chỉnh, chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tăng từ 225,59 tỷ lên 868,57 tỷ.
Về nguồn vốn đầu tư, vốn đối ứng của tỉnh được điều chỉnh tăng từ 577,5 tỷ lên 1.115,32 tỷ ; trong đó, ngân sách tỉnh bố trí 577,5 tỷ và ngân sách thị xã Nghi Sơn bố trí 537,7 tỷ.
Nguồn vốn vay IDA chuyển đổi của Ngân hàng Thế giới (WB) được giữ nguyên ở mức 1.198,96 tỷ; trong đó, UBND tỉnh Thanh Hóa vay lại 479,58 tỷ, ngân sách Trung ương cấp phát 719,38 tỷ.
UBND tỉnh giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp (chủ đầu tư) tổ chức thực hiện dự án theo đúng các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình. UBND thị xã Nghi Sơn bố trí vốn đối ứng thuộc trách nhiệm ngân sách thị xã Nghi Sơn, tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của số liệu kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Trước đó, Dự án phát triển tổng hợp các đô thị động lực – Tiểu Dự án Đô thị động lực Tĩnh Gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 19/9/2018, Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 1052/QĐ-UBND ngày 25/3/2019; dự án sử dụng vốn vay IDA (vốn cho vay ưu đãi của WB) là 1.199 tỷ đồng.
Mục tiêu dự án là tăng cường khả năng tiếp cận đến dịch vụ hạ tầng kỹ thuật đô thị được cải thiện; tăng cường năng lực lập quy hoạch và quản lý đô thị tại huyện Tĩnh Gia (nay là thị xã Nghi Sơn), gồm 2 hợp phần: Cải tạo, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị (hợp phần 1); giải pháp phi kết cấu - hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ thực hiện Dự án (hợp phần 2).
Tại khoản 13 Điều 1 Quyết định số 1052/QĐ-UBND ngày 25/3/2019 của Chủ tịch UBND Thanh Hóa thì vốn đối ứng từ nguồn ngân sách nhà nước là hơn 577 tỷ đồng.
Cũng tại quyết định này, UBND tỉnh Thanh Hóa Giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp Thanh Hóa tổ chức thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình.
Được biết, dự án phát triển tổng hợp các đô thị động lực - Tiểu dự án Đô thị Tĩnh Gia, Thanh Hóa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 19/9/2018 và điều chỉnh chủ trương tại quyết định số 573/QĐ-TTg ngày 28/4/2020. Dự án do UBND tỉnh Thanh Hóa quản lý.
Thời điểm tháng 7/2021, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã thực hiện kiểm toán Dự án này và chỉ ra một số bất cập lớn, trong đó đáng chú ý là về tiến độ Dự án. Trên cơ sở đó, nhiều Cơ quan, tổ chức được kiến nghị liên quan đến dự án này.
Theo đó, Bộ Tài chính kiến nghị: Đơn vị liên quan cần làm việc với các nhà tài trợ khi đàm phán, ký kết các hiệp định tài chính nên quy định cụ thể về quy mô, tính chất kỹ thuật đối với những gói thầu phải yêu cầu đấu thầu quốc tế và thực hiện thủ tục tiền kiểm đối với các dự án thực hiện bằng nguồn vốn vay để giảm thủ tục và tạo thuận lợi để đẩy nhanh thực hiện dự án.
Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa kiểm tra, yêu cầu các đơn vị tham gia thực hiện Dự án xuất hóa đơn đầy đủ, kịp thời đối với khối lượng đã nghiệm thu đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành, số thuế GTGT chưa xuất hóa đơn tương ứng với khối lượng nghiệm thu thanh toán là gần 03 tỷ đồng.
UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp Thanh Hóa, UBND thị xã Nghi Sơn và các đơn vị có liên quan tập trung bố trí đủ nguồn lực và nhân lực đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, bàn giao kịp thời cho các nhà thầu thi công, đảm bảo tiến độ chung của dự án. Xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan chậm bàn giao mặt bằng và xử lý trách nhiệm theo quy định.
Chấn chỉnh rút kinh nghiệm đối với tồn tại trong phê duyệt tổng mức đầu tư, trong phê duyệt Kế hoạch đấu thầu đối với gói thầu TVGS.
Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng khu vực khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp Thanh Hóa và các đơn vị có liên quan chấn chỉnh, rút kinh nghiệm đối với các tồn tại trong quá trình quản lý đầu tư dự án và thực hiện nghiêm túc các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước.

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok