Dự án nhà máy thép Việt - Pháp tại Cụm công nghiệp Thương Tín (phường Điện Nam Đông, thị xã Điện Bàn) đi vào hoạt động năm 2012. Sau 4 năm hoạt động, nhà máy gây ô nhiễm môi trường khiến người dân vô cùng bức xúc.
Để giải quyết tình trạng này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Huỳnh Khánh Toàn đã có văn bản đồng ý di chuyển nhà máy lên vùng đầu nguồn sông Vu Gia tại thôn Hoa, thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang.
Theo báo cáo của Sở TN-MT tỉnh, Công ty Việt Pháp đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư nhà máy luyện cán thép Việt - Pháp với quy mô 180.000 tấn/năm (gấp 3,75 lần so với hiện tại).
Để giải quyết tình trạng này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Huỳnh Khánh Toàn đã có văn bản đồng ý di chuyển nhà máy lên vùng đầu nguồn sông Vu Gia tại thôn Hoa, thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang.
Theo báo cáo của Sở TN-MT tỉnh, Công ty Việt Pháp đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư nhà máy luyện cán thép Việt - Pháp với quy mô 180.000 tấn/năm (gấp 3,75 lần so với hiện tại).
Sự cố vỡ van số 2 hồ chứa thủy điện Sông Bung 2 gây thảm họa ở Quảng Nam.
Đến ngày 28/9, Sở TN-MT đã tổ chức thẩm định báo cáo trên, có mời một số chuyên gia có kinh nghiệm.
“Các thành viên hội đồng đã thống nhất thông qua nhưng cần chỉnh sửa, bổ sung để hoàn thiện báo cáo của dự án về các phương án giải phóng mặt bằng, phương án di dời dân, khảo sát nguồn nước cấp tại khe suối gần dự án”, báo cáo của Sở TN-MT nêu rõ.
Mặc dù lãnh đạo tỉnh Quảng Nam liên tục cho rằng đây chỉ mới là chủ trương, chưa có quyết định chính thức, nhưng động thái "bật đèn xanh" để chủ dự án di chuyển nhà máy và đầu tư xây mới với công suất gấp 3,75 lần nhà máy cũ, với số vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng, là điều khiến người dân lo lắng.
Cụ thể, theo Cục thuế Quảng Nam, số nộp ngân sách nhà nước của nhà máy thép Việt - Pháp năm 2014 chỉ 3 triệu đồng và năm 2015 là 12,6 triệu đồng. Còn 9 tháng năm 2016 chưa cập nhật.
Dự án nhà máy thép Việt-Pháp mỗi năm nộp thuế chưa quá 10 triệu đồng gây ô nhiễm môi trường khiến người dân dựng lều trước cổng nhà máy phản đối.
Nguồn thu ngân sách từ nhà máy thép Việt - Pháp, nói như một cán bộ thuế Quảng Nam, là không bằng số thuế của một bà bán vải ở chợ Tam Kỳ đã nộp hàng năm.
“Bà bán vải ở chợ Tam Kỳ nộp thuế cao gấp nhiều lần số thuế của nhà máy thép Việt-Pháp đã nộp. Trong khi đó, nhà máy này đã gây ô nhiễm trầm trọng khiến đời sống người dân trong khu vực khốn khổ", vị cán bộ này nói.
Ngoài dự án nhà máy thép Việt - Pháp còn có hàng loạt dự án thảm họa khác được đầu tư tại miền rừng núi Quảng Nam. Đó là 42 dự án nhà máy thủy điện nằm trên đầu nguồn sông Vu Gia - Thu Bồn. Trong đó, gần 10 nhà máy đi vào hoạt động.
Những dự án thủy điện này đã “ăn” hàng nghìn ha đất rừng và đất sản xuất của người dân vùng đồng bào dân tộc.
Xả lũ hồ chứa thủy điện gây ngập lụt vùng hạ lưu.
Ngoài 42 dự án đầu tư trên còn có hàng chục dự án khai thác vàng tại các huyện miền núi. Chỉ tính hai công ty khai thác vàng Bồng Miêu và Phước Sơn mỗi năm đã khai thác hàng tấn vàng cùng các loại khoáng sản quý hiếm khác. Nhưng đến nay, cả 2 nhà máy này còn nợ thuế hơn 400 tỷ đồng.
Đây là khoản nợ khó đòi, mặc dù đã được một ngân hàng bảo lãnh. Nhưng theo cơ quan thuế, việc thu hồi hơn 400 tỷ đồng tiền nợ thuế của 2 công ty vàng này đến nay vẫn gặp nhiều khó khăn.
Tác giả bài viết: Vũ Trung