Hiện Ban Quản lý thành nhà Hồ đã báo cáo UBND tỉnh Thanh Hóa, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cũng như Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và Văn phòng UNESCO Hà Nội về sự việc nêu trên.
Một điểm sạt lở tại tường thành nhà Hồ |
Theo ghi nhận, đoạn sạt lở dài 6,9 m, cao 4 m, khối lượng đất đá sạt lở ước tính khoảng 20 m3. Sạt lở xảy ra đúng vào thời điểm bão số 10 đang hoành hành ở miền Trung, khu vực Thanh Hóa có mưa lớn.
Đoạn tường thành bị sạt lở thể hiện trong bản vẽ số 83, đoạn tường thành số 10, tỉ lệ 1/75. Ngoài vị trí mới vừa bị sạt lở, tại thời điểm đo vẽ cũng có 6 đoạn ở tường thành phía Đông Bắc bị sạt lở gồm: đoạn số 4, bản vẽ 59; đoạn số 7, bản vẽ 60; đoạn số 8, bản vẽ 61; đoạn số 12, bản vẽ 62; đoạn số 16-17, bản vẽ 63-64; đoạn số 20, bản vẽ 65.
Thành nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá cổ độc nhất vô nhị ở Việt Nam, được Hồ Quý Ly cho xây dựng vào cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV. Trải qua hơn 600 năm, tòa thành kỳ vĩ này vẫn trường tồn. Vào tháng 6-2011, tại kỳ họp lần thứ 35 của UNESCO tổ chức tại Paris - Pháp, thành nhà Hồ được công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Tác giả: Th.Tuấn
Nguồn tin: Báo Người lao động