Du lịch

Đẹp mê hồn với dãy núi cầu vồng tại Cam Túc, Trung Quốc

Nói tới du lịch Trung Quốc, nhiều người thường nghĩ tới Thiên Môn Sơn - Trương Gia Giới, Cửu Trại Câu, Phượng Hoàng cổ trấn... Tuy nhiên, với những người ưa mạo hiểm, thích phong lưu và bụi bặm thì những địa danh như Đôn Hoàng hay Công viên Trương Dịch Đan Hà là lựa chọn không tồi.

Công viên địa chất Trương Dịch Đan Hà nằm ở tỉnh Cam Túc (Trung Quốc) từ lâu đã được các nhà khoa học và giới du lịch bụi mê mẩn bởi cấu tạo địa chất tại đây.

Công viên địa chất Trương Dịch Đan Hà với những dãy núi cầu vồng khiến du khách như lạc vào chốn cổ tích. Bởi nhìn từ xa tựa như bức tranh sáp màu rực rỡ, dãy núi cầu vồng đẹp mê mẩn mà thiên nhiên ban tặng cho nơi đây.

Công viên địa chất Trương Dịch Đan Hà được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Được biết, Công viên địa chất Trương Dịch Đan Hà (tỉnh Cam Túc, Trung Quốc) có diện tích 322km2, với những dãy núi chập chùng, nhấp nhô mang 7 màu sắc khác nhau, tựa như một bức tranh sáp màu được vẽ nên bởi người họa sĩ tài năng nên được gọi với cái tên "dãy núi cầu vồng".

Về bản chất, các dãy núi cầu vồng chủ yếu mang màu của sa thạch đỏ đậm, đôi khi bắt gặp mỗi ngọn núi mang màu sắc và các lớp khác nhau. Ở mỗi góc nhìn, dãy núi lại ánh lên những màu sắc độc đáo từ màu đỏ tươi, màu hạt dẻ, tới màu vàng, xanh nước biển…

Ở mỗi góc nhìn, dãy núi tại Công viên địa chất Trương Dịch Đan Hà lại ánh lên những màu sắc độc đáo từ màu đỏ tươi, màu hạt dẻ, tới màu vàng, xanh nước biển…

Về cấu tạo địa chất, Công viên địa chất Trương Dịch Đan Hà tồn tại từ trước khi dãy núi Himalaya hình thành và là hệ thống đá sa thạch có nhiều đá vôi và đá trầm tích tại Trung Quốc.

Để hình thành nên các lớp màu cầu vồng, dãy núi này đã phải trải qua quá trình phong hóa kéo dài hàng triệu năm. Đó là kết quả của các lớp đá sa thạch đỏ kiến tạo và rất nhiều khoáng chất như cát, bùn, sắt… trộn lẫn nhau bồi đắp nên.

Công viên địa chất Trương Dịch Đan Hà đẹp nhất vào các tháng 7-8 hàng năm, khi dãy núi cầu vồng này đón khoảng 20.000 du khách/ngày. Sau khoảng thời gian này (tháng 10 đến tháng 4 năm sau), khí hậu Cam Túc rất khắc nghiệt, nhiệt độ giảm mạnh, gió và tuyết mạnh khiến khu vực không thể tiếp cận.

Tác giả: Nam Phương

Nguồn tin: Báo Infonet

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok