Đề thi môn Ngữ văn THPT quốc gia 2017:
|
Gợi ý lời giải môn Ngữ văn THPT quốc gia 2017:
(Do cô Phí Thị Phương Anh và Nguyễn Thủy Anh - giáo viên trường quốc tế Việt Úc, Hà Nội thực hiện).
I - Đọc hiểu
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Phương thức nghị luận
Câu 2: Theo tác giả thấu cảm là khả năng nhìn thế giới bằng con mắt của người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ, là sự hiểu biết thấu đáo trọn vẹn một ai đó, khiến ta hiểu được những suy nghĩ của họ, cảm được những cảm xúc của họ, và tất cả xảy ra mà không sự phán xét.
Câu 3: Hành vi của đứa trẻ 3 tuổi, cô gái có bà bị ốm, cậu bé Bồ Đào Nha được nhắc đến trong đoạn trích chính là những minh chứng giản dị và sinh động cho sự thấu cảm, lòng trắc ẩn.
Những hành động đó cho thấy sự đồng cảm, thấu hiểu, yêu thương có trong từng khoảnh khắc của cuộc sống.
Những hành động ấy đã thể hiện được nét đẹp tâm hồn trắc ẩn, vị tha, yêu thương của ba nhân vật trong đoạn trích. Đó là những tình cảm tốt đẹp, nhân văn đáng được trân trọng, là món quà to lớn mà chúng ta dành cho nhau.
II - Làm văn
Câu 2:
Nghị luận văn học
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: định nghĩa về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn trích “Đất là nơi… giỗ Tổ”.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
Thí sinh có thể triển khai bài làm theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo nội dung chính sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:
- Tác giả Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trữ tình - chính luận, thơ ông chín cả trong cảm xúc và suy tư.
- Đoạn trích thuộc chương 5 - Trường ca “Mặt đường khát vọng” hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974, viết về sự thức tỉnh của thế hệ trẻ vùng đô thị tạm chiến miền Nam Việt Nam về non sông đất nước và sứ mệnh của thế hệ mình.
* Định nghĩa về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm: mới mẻ qua phát hiện ở chiều sâu, trên nhiều bình diện truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, lịch sử địa lý. Từ đó nhấn mạnh tư tưởng Đất Nước của Nhân dân.
* Phân tích: Đoạn thơ thể hiện cắt nghĩa của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước ở phương diện địa lý dài rộng. Học sinh cần triển khai được những ý sau:
- Nguyễn Khoa Điềm chiết tự Đất Nước thành 2 thành tố “Đất” và “Nước”.
- Đất Nước không hề xa lạ, mà đó là không gian sinh tồn không thể thiếu của mỗi con người (nơi riêng tư thầm kín, chứng kiến tình yêu lứa đôi, sự hy sinh âm thầm lặng lẽ của nhân dân): “Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm Đất Nước là nơi ta hò hẹn Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”.
- Đất Nước gần gũi, giản dị mà cũng thật thiêng liêng, lớn lao, kỳ vĩ: + Không gian rộng dài, giàu đẹp: “Đất là nơi… biển khơi” + Không gian đoàn tụ của dân tộc gắn liền với cội nguồn lịch sử cao quý, thiêng liêng con Rồng cháu Tiên.
- Từ không gian địa lý của Đất Nước, tác giả đã gợi những trang sử hào hùng vẻ vang của dân tộc, được kế thừa và nối tiếp qua các thế hệ: “Những ai đã khuất…giỗ Tổ”.
+ Những câu thơ vẽ ra hình ảnh các thế hệ nhân dân nối tiếp nhau trong công cuộc dựng nước và giữ nước.
+ Những câu thơ nhắc nhở về sứ mệnh được lịch sử giao phó của các thế hệ nhân dân.
* Bình luận:
- Quan niệm về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm vừa sâu sắc, vừa mới mẻ.
- Quan niệm gắn liền với tư tưởng Đất Nước của Nhân dân, được thể hiện bằng hình thức biểu đạt giàu suy tư. Giọng thơ trữ tình chính luận thiết tha và các chất liệu văn hóa dân gian được sử dụng nhuần nhị, sáng tạo.
Xem video:
'Đất nước' vào đề thi THPT quốc gia năm 2017 Sau khi hoàn thành bài thi môn Ngữ văn THPT quốc gia 2017, nhiều thí sinh nhận xét đề thi không quá khó, phân loại học sinh.
Thí sinh đầu tiên hoàn thành bài thi Ngữ văn THPT quốc gia 2017 tại điểm thi THPT Hàm Rồng, Thanh Hóa. Ảnh: Nguyễn Dương. |
Nguồn tin: zing.vn