► Bộ Công an: Cảnh sát không được dừng xe chỉ để kiểm tra chính chủ
►Từ 2017, người đi xe máy không sang tên đổi chủ sẽ bị phạt
Ngày 16/11, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) chỉ đạo CSGT các địa phương vận động người dân trước 31/12 nên làm thủ tục sang tên môtô hai bánh, môtô ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe chuyển nhượng qua nhiều chủ nhưng không có chứng từ hoặc chứng từ không đầy đủ, sau ngày này sẽ tiến hành xử phạt.
Sau khi xuất hiện thông tin trên, trên các diễn đàn mạng, chủ đề này được bàn tán sôi nổi. Một vài ý kiến cho rằng 'phải nghiêm chỉnh thực hiện', còn phần đa bình luận 'không khả thi', 'thiếu tầm nhìn'…
Độc giả có tên Nguyên chia sẻ: “Đề nghị không làm cái cà vẹt xe nữa mà làm cuốn sổ đăng ký, ghi tên tất cả mọi người trong gia đình và những ai chủ xe có thể cho mượn vào. Lận cuốn sổ theo là đi vi vu. Chứ làm luật kiểu ruồi bu, thấy thật ức chế. Theo luật hôn nhân và gia đình, tài sản đứng tên vợ hay chồng không quan trọng vì nó đều là tài sản chung, nếu xe đứng tên vợ thì chồng đi vẫn là chính chủ vì là đồng sở hữu. Lúc này phạt vì không có tên trên cà vẹt xe là vi hiến, phạm pháp. Chờ xem giải quyết trường hợp này thế nào?”
Cư dân mạng, độc giả bàn tán xôn xao sau khi có thông báo trên.
Độc giả Trần Tuấn cho hay: “Với quy định trên ở Việt Nam hiện nay là rất không khả thi, bởi khi ra đường, rất khó chứng minh được rằng phương tiện đi mượn, phương tiện đăng ký theo tên vợ, chồng, con! Ở một số nước họ không cần phạt xe không chính chủ mà vẫn có cách khác để buộc mọi người phải sang tên khi chuyển nhượng. Ví dụ, người ta buộc các chủ phương tiện phải có tài khoản tương ứng với biển số đăng ký, khi người điều khiển phương tiện (bất kể là chủ sở hữu hay là người đi mượn) vi phạm luật giao thông thì việc phạt tiền cứ trừ vào tài khoản của chủ sở hữu phương tiện. Như vậy vừa đơn giản thủ tục phạt, vừa buộc người chuyển nhượng phương tiện phải sang tên nếu không muốn bị phạt oan!”.
Hay độc giả Nguyễn Thị Thùy Ngân thắc mắc: "Nhà tôi có hai mẹ con nhưng chỉ có một xe máy. Tôi mua năm 2002 để đi dạy ở vùng cao và nay để lại cho con đi học. Nếu sang tên đổi chủ cho con thì bất hợp lý quá vì lúc cần tôi cũng phải đi thì cứ đổi đi đổi lại à? Mai sau con tôi ra trường đi làm có tiền mua xe mới thì lại đổi chủ cho mẹ sao? Nhiêu khê quá".
Độc giả Mai Anh Tuân cũng góp ý: "Nhà tôi có ba cái xe máy sử dụng chung cho sáu người, bây giờ chắc phải lo mua thêm ba chiếc nữa. Gần 90 triệu dân thì phương tiện giao thông cá nhân sẽ tăng lên bao nhiêu?" hay "Tôi muốn thực hiện theo chủ trương của nhà nước giảm lượng xe máy nên nhà bốn người chỉ đi hai xe. Nếu áp dụng theo nghị định mới thì phải mua thêm hai xe nữa, thế là sao đây?".
Cùng chung thắc mắc trên, độc giả Hoàng Thiên Minh cũng nêu vấn đề nhưng nói kiểu hài hước như sau: “Khuyến khích mỗi người 1 xe...để tăng lượng xe lưu thông, giảm tắc đường?.”.
Không chỉ những người đi làm mới thắc mắc về việc áp dụng phạt xe chính chủ mà chính những sinh viên cũng cảm thấy thắc mắc, băn khoăn: “Em là sinh viên, nhà không có điều kiện nên nhờ bạn tìm xe cũ mua giá rẻ để tiện đi lại làm thêm. Xe cũng mua qua nhiều chủ, giờ tìm lại chủ đầu tiên của xe này cũng rất khó và mất thời gian. Không biết em làm các thủ tục nào để liên hệ được với người chủ đó, đi đường mà bị CSGT bắt có bị giữ xe không nữa, em lo quá”, em Nguyễn Minh (sinh viên một trường ĐH) nói.
Không chỉ nêu hoàn cảnh, độc giả cũng trình bày hàng loạt tình huống bất cập từ quy định trên. Độc giả Vũ Thị Lan thắc mắc: “Có điều nhiều khi đi xe có phải của mình đâu, con đi của bố, bố đi của con nên phạt thế hơi phức tạp. Chẳng nhẽ cứ phải đi xe chính chủ mới được à. Hơi vô lý”
Ngoài ra, độc giả Vũ Thị Lan cũng cho biết thêm: "Xe máy bây giờ quá thông dụng gần như xe đạp ngày xưa, việc mua bán rất dễ dàng và qua nhiều năm không quan tâm đến việc sang tên đổi chủ nữa. Chỉ nên áp dụng cho ôtô, nhưng phải kiểm soát đừng để trở nên bị lạm dụng khi bắt - phạt”.
Khoản 1 Điều 30 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định:
“Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với Giấy đăng ký xe;
b) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô”.
Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.
►Từ 2017, người đi xe máy không sang tên đổi chủ sẽ bị phạt
Ngày 16/11, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) chỉ đạo CSGT các địa phương vận động người dân trước 31/12 nên làm thủ tục sang tên môtô hai bánh, môtô ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe chuyển nhượng qua nhiều chủ nhưng không có chứng từ hoặc chứng từ không đầy đủ, sau ngày này sẽ tiến hành xử phạt.
Sau khi xuất hiện thông tin trên, trên các diễn đàn mạng, chủ đề này được bàn tán sôi nổi. Một vài ý kiến cho rằng 'phải nghiêm chỉnh thực hiện', còn phần đa bình luận 'không khả thi', 'thiếu tầm nhìn'…
Độc giả có tên Nguyên chia sẻ: “Đề nghị không làm cái cà vẹt xe nữa mà làm cuốn sổ đăng ký, ghi tên tất cả mọi người trong gia đình và những ai chủ xe có thể cho mượn vào. Lận cuốn sổ theo là đi vi vu. Chứ làm luật kiểu ruồi bu, thấy thật ức chế. Theo luật hôn nhân và gia đình, tài sản đứng tên vợ hay chồng không quan trọng vì nó đều là tài sản chung, nếu xe đứng tên vợ thì chồng đi vẫn là chính chủ vì là đồng sở hữu. Lúc này phạt vì không có tên trên cà vẹt xe là vi hiến, phạm pháp. Chờ xem giải quyết trường hợp này thế nào?”
Cư dân mạng, độc giả bàn tán xôn xao sau khi có thông báo trên.
Độc giả Trần Tuấn cho hay: “Với quy định trên ở Việt Nam hiện nay là rất không khả thi, bởi khi ra đường, rất khó chứng minh được rằng phương tiện đi mượn, phương tiện đăng ký theo tên vợ, chồng, con! Ở một số nước họ không cần phạt xe không chính chủ mà vẫn có cách khác để buộc mọi người phải sang tên khi chuyển nhượng. Ví dụ, người ta buộc các chủ phương tiện phải có tài khoản tương ứng với biển số đăng ký, khi người điều khiển phương tiện (bất kể là chủ sở hữu hay là người đi mượn) vi phạm luật giao thông thì việc phạt tiền cứ trừ vào tài khoản của chủ sở hữu phương tiện. Như vậy vừa đơn giản thủ tục phạt, vừa buộc người chuyển nhượng phương tiện phải sang tên nếu không muốn bị phạt oan!”.
Hay độc giả Nguyễn Thị Thùy Ngân thắc mắc: "Nhà tôi có hai mẹ con nhưng chỉ có một xe máy. Tôi mua năm 2002 để đi dạy ở vùng cao và nay để lại cho con đi học. Nếu sang tên đổi chủ cho con thì bất hợp lý quá vì lúc cần tôi cũng phải đi thì cứ đổi đi đổi lại à? Mai sau con tôi ra trường đi làm có tiền mua xe mới thì lại đổi chủ cho mẹ sao? Nhiêu khê quá".
Độc giả Mai Anh Tuân cũng góp ý: "Nhà tôi có ba cái xe máy sử dụng chung cho sáu người, bây giờ chắc phải lo mua thêm ba chiếc nữa. Gần 90 triệu dân thì phương tiện giao thông cá nhân sẽ tăng lên bao nhiêu?" hay "Tôi muốn thực hiện theo chủ trương của nhà nước giảm lượng xe máy nên nhà bốn người chỉ đi hai xe. Nếu áp dụng theo nghị định mới thì phải mua thêm hai xe nữa, thế là sao đây?".
Cùng chung thắc mắc trên, độc giả Hoàng Thiên Minh cũng nêu vấn đề nhưng nói kiểu hài hước như sau: “Khuyến khích mỗi người 1 xe...để tăng lượng xe lưu thông, giảm tắc đường?.”.
Không chỉ những người đi làm mới thắc mắc về việc áp dụng phạt xe chính chủ mà chính những sinh viên cũng cảm thấy thắc mắc, băn khoăn: “Em là sinh viên, nhà không có điều kiện nên nhờ bạn tìm xe cũ mua giá rẻ để tiện đi lại làm thêm. Xe cũng mua qua nhiều chủ, giờ tìm lại chủ đầu tiên của xe này cũng rất khó và mất thời gian. Không biết em làm các thủ tục nào để liên hệ được với người chủ đó, đi đường mà bị CSGT bắt có bị giữ xe không nữa, em lo quá”, em Nguyễn Minh (sinh viên một trường ĐH) nói.
Không chỉ nêu hoàn cảnh, độc giả cũng trình bày hàng loạt tình huống bất cập từ quy định trên. Độc giả Vũ Thị Lan thắc mắc: “Có điều nhiều khi đi xe có phải của mình đâu, con đi của bố, bố đi của con nên phạt thế hơi phức tạp. Chẳng nhẽ cứ phải đi xe chính chủ mới được à. Hơi vô lý”
Ngoài ra, độc giả Vũ Thị Lan cũng cho biết thêm: "Xe máy bây giờ quá thông dụng gần như xe đạp ngày xưa, việc mua bán rất dễ dàng và qua nhiều năm không quan tâm đến việc sang tên đổi chủ nữa. Chỉ nên áp dụng cho ôtô, nhưng phải kiểm soát đừng để trở nên bị lạm dụng khi bắt - phạt”.
Khoản 1 Điều 30 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định:
“Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với Giấy đăng ký xe;
b) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô”.
Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.
Tác giả bài viết: TƯỜNG VY
Nguồn tin: