Du lịch

Cuối thu, lên đỉnh đèo Khau Phạ ngắm mùa vàng trên nương

Cùng với đèo Ô Quy Hồ (Lai Châu), đèo Pha Đin (Điện Biên), đèo Mã Pì Lèng (Hà Giang) thì Đỉnh đèo Khau Phạ được xếp thứ 2 trong “Tứ đại đỉnh đèo” ở miền Bắc Việt Nam.

Đèo nằm ở khu vực giáp giới giữa huyện Văn Chấn và huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái, đèo Khau Phạ đi qua nhiều địa danh nổi tiếng như La Pán Tẩn, Mù Cang Chải, Tú Lệ, Chế Cu Nha, Nậm Có… ở độ cao từ 1.200m đến 1.500m so với mực nước biển.

Vượt qua khó khăn, gian khổ của sự thiếu thốn. Vượt qua sự ngăn trở của Mẹ thiên nhiên hung dữ. Từ sức người phi thường cùng tinh thần bất khuất vượt khó, nhân dân các dân tộc Việt Nam đã khai rừng, phá núi để làm nên những con đường thần diệu cho chúng ta ngày nay.

Trong chuyến đi tiền trạm để tổ chức chương trình từ thiện “Áo Ấm Vùng Cao” dành cho các học sinh vùng cao Yên Bái do CLB Hà Nội 14 Chữ tổ chức. Nhiếp ảnh gia Đinh Hải Ngọc (Mr.Ding!) đã kịp ghi lại những khoảnh khắc tuyệt vời mà không phải ai cũng có đủ “phước duyên” để trải nghiệm trên cung đường đến đỉnh đèo Khau Phạ.

Sở dĩ con đèo có tên Khau Phạ bởi nó thường xuyên mịt mù sương và đỉnh đèo nhô lên cao trên biển mây. Trong tiếng dân tộc Thái, Khau Phạ có nghĩa là sừng trời hay hiểu đơn giản là cổng trời. Con đèo đẹp nhất trong năm vào mùa lúa chín vàng ươm một góc núi rừng.


Đi để biết, để chiêm ngưỡng. Đi để thêm yêu quê hương Việt Nam.

Những thửa ruộng bậc thang mơ màng trong nắng (Ảnh: Đinh Hải Ngọc)

Khoảng xanh, vàng trải dài đến bạt ngàn giữa vùng cao hùng vĩ (Ảnh: Đinh Hải Ngọc)

Ngắm nhìn màu xanh của lúa non, màu vàng của lúa chín hòa quyện với những “dải lụa” song song của đất, tất cả tạo nên một vẻ đẹp vừa hiền hòa vừa lôi cuốn (Ảnh: Đinh Hải Ngọc)

Thấp thoáng giữa quả đồi mênh mông là những ngôi nhà của người dân tộc bản địa với lớp mái che đã ngả màu (Ảnh: Đinh Hải Ngọc)

Bức tranh sinh hoạt giản dị của người vùng cao này thực lòng sẽ khiến bạn ngơ ngẩn mãi (Ảnh: Đinh Hải Ngọc)

Khách du lịch tranh thủ khoảnh khắc trải nghiệm cùng phi công dù lượn (Ảnh: Đinh Hải Ngọc)

Để dù bung cần có sức gió đủ lớn và việc chọn thời điểm chạy đà cũng rất quan trọng đối với các phi công (Ảnh: Đinh Hải Ngọc)

Có rất nhiều người dân bản địa và khách du lịch đến xem nhảy dù (Ảnh: Đinh Hải Ngọc)

Để có thể tự do trên bầu trời, các phi công có thể phải chờ hàng tiếng đồng hồ chờ gió và thất bại khi chạy đà không thành công (Ảnh: Đinh Hải Ngọc)

Ngắm toàn cảnh những khúc cua tay áo hay thảm vàng ruộng bậc thang không phải ai cũng có cơ hội trải nghiệm (Ảnh: Đinh Hải Ngọc)

Những thửa ruộng bậc thang càng đẹp và quyến rũ hơn vào mùa lúa chín (Ảnh: Đinh Hải Ngọc)

Những đứa trẻ vùng cao phụ bố mẹ làm nương (Ảnh: Đinh Hải Ngọc)

Chiều về trên thung lũng dưới chân đèo được phủ lên một tấm áo choàng óng ả màu vàng đẹp như tranh (Ảnh: Đinh Hải Ngọc)

Thiếu nữ bên ánh hoàng hôn, Khung cảnh quá đỗi nên thơ và yên bình. (Ảnh: Đinh Hải Ngọc)

Chiều về trên thung lũng dưới chân đèo được phủ lên một tấm áo choàng óng ả màu vàng đẹp như tranh (Ảnh: Đinh Hải Ngọc)

Tác giả bài viết: Tâm An

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok