Trong tỉnh

Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa xử lý hàng trăm vụ vi phạm pháp luật

Trong nửa năm qua, Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa đã xử lý hàng trăm vụ vi phạm pháp luật trong công tác QLTT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Với những kết quả đã đạt được là nhờ sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa, cũng như sự nỗ lực phấn đấu của các cán bộ Cục QLTT trong nửa năm qua.

Trong nửa năm qua, Cục quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa luôn nhận thức rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình. Với tinh thần chủ động sáng tạo, đoàn kết, thống nhất, kỷ cương, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Trong thời gian tới Cục QLTT Thanh Hóa không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công chức đáp ứng được yêu cầu công tác trong gia đoạn mới.

Thực hiện tốt Chỉ thị số 14/CT-BCT ngày 4/9/2012 của Bộ Công Thương về thực hiện một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động công vụ của công chức quản lý thị trường.

Lực lượng QLTT tỉnh Thanh Hóa bắt hàng trăm chai rượu lậu năm 2018.

Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tổ chức lớp tập huấn về quyền sở hữu trí tuệ (phân biệt hàng thật, hàng giả) và phổ biến Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 và Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 25/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ đến Lãnh đạo Cục, các phòng, các Đội QLTT, cán bộ, công chức Cục QLTT vào ngày 23/5/2019 theo Công văn số 235/CV-QLTT ngày 12/4/2019 của Cục.

Các Đội QLTT trực thuộc tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên khâu lưu thông và địa bàn cố định ; kịp thời phát hiện ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm. Trong đó chú trọng kiểm tra các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm trong hoạt động vận chuyển, buôn bán hàng cấm và các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, vật tư nông nghiệp, thuốc lá nhập lậu, thuốc tân dược, sữa, gia súc, gia cầm và hoạt động bán hàng đa cấp.

Một xe tải chở nhiều hàng không rõ nguồn gốc xuất xử bị lực lượng QLTT bắt giữ, kiểm tra, xử lý.

Để góp phần kiềm chế lạm phát, bình ổn thị trường, thúc đẩy sản xuất, bảo đảm cung cầu hàng hoá trên địa bàn tỉnh năm 2019. Bám sát chỉ đạo Chính phủ, BCĐ 389 Quốc gia, Bộ Công Thương, Tổng Cục QLTT, Tỉnh Ủy, HĐND, UBND tỉnh, BCĐ 389 tỉnh. Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa. Cơ quan thường trực BCĐ 389 tỉnh tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ:

Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng về công tác chống buôn lậu, hàng cấm, hàng giả, gian lận thương mại và hàng vi phạm an toàn thực phẩm để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng hiểu và chấp hành pháp luật.

Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch số 52/KH-BCĐ ngày 7/03/2019 của BCĐ 389 tỉnh Thanh Hóa về triển khai công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn, năm 2019; Kế hoạch số 155/KH-BCĐ ngày 21/8/2018 của BCĐ 389 tỉnh về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuộc y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Kế hoạch số 19/KH-BCĐ ngày 23/01/2018 của BCĐ 389 tỉnh về tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Đội QLTT số 16, Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa kiểm tra một cơ sở kinh doanh tets thuốc y tế.

Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2019 của Cục; Kế hoạch số 153/KH-QLTT ngày 14/03/2019 của Cục về thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019; Kế hoạch số 244/KH-QLTT ngày 19/4/2019 của Cục QLTT về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2019 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và các Công văn chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát của Cục. Xây dựng Kế hoạch triển khai công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương năm 2019 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo nội dung Kế hoạch số 2280/KH-BCT ngày 03/4/2019 của Bộ Công thương.

Trong đó các Đội QLTT số 2, số 3, số 4 tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch đặc biệt tại địa bàn du lịch trọng điểm như: Thành phố Sầm Sơn, Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa, Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia, kiểm tra việc tuân thủ quy định về giá, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, để ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm; các hành vi không niêm yết giá, bán hàng, thu tiền các dịch vụ cao hơn giá niêm yết, đặc biệt là việc nâng giá, ép giá, ép khách cải thiện môi trường du lịch trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời chỉ đạo các Đội QLTT trực thuộc tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên khâu lưu thông và địa bàn cố định có trọng tâm, trọng điểm đảm bảo hiệu quả; tập trung các mặt hàng như: xăng dầu, khí dầu mỏ hoá lỏng, vật liệu và thiết bị xây dựng, vật tư nông nghiệp, thuốc lá ngoại nhập lậu, thuốc tân dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, rượu, sữa, điện tử, điện lạnh, gia súc gia cầm và sản phẩm từ gia súc gia cầm, hàng hoá tiêu dùng thiết yếu, vệ sinh an toàn thực phẩm trong mùa hè.

Tiếp tục tập trung thực hiện phòng, chống dịch tại các địa phương, trực tại các trạm/chốt kiểm dịch động vật, các điểm nóng về kinh doanh, giết mổ động vật trái phép nhằm kiểm soát có hiệu quả việc kinh doanh, vận chuyển thịt lợn, sản phẩm từ thịt lợn không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch ra, vào địa bàn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.

Trong 5 tháng đầu năm 2019 Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành kiểm tra 1853 vụ, xử lý 1640 vụ, trong đó xử lý về cầm nhập lậu là 60 vụ, xử lý hàng giả và quyền SHTT là 39 vụ, xử lý về lĩnh vực giá là 402 vụ, xử lý về vệ sinh an toàn thực phẩn là 337 vụ, xử lý vi phạm khác trong kinh doanh 802 vụ với tổng số tiền xử phạt là hơn 4,2 tỷ đồng.

Với những kết quả đã đạt được, những định hướng đã vạch ra từ trước, dù còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc nhưng nhất định với sự quyết tâm, nỗ lực của tập thể lãnh đạo Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa nhất định sẽ hoàn thành tốt kế hoạch của nữa năm còn lại của năm 2019.

Tác giả: PV

Nguồn tin: Báo Thương hiệu và Pháp luật

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok