Trong số ba tài tử thủ vai Đường Tăng trong phim Tây du ký 1986, Trì Trọng Thụy được xem là nghệ sĩ "có hậu" nhất và nổi tiếng nhất kể từ sau khi chia tay đoàn phim.
Ông được biết đến cả bởi sự nghiệp diễn xuất và vai trò phu quân của một nữ tỷ phú giàu nhất nhì Trung Quốc, bà Trần Lệ Hoa.
Trì Trọng Thụy có bà xã là nữ tỉ phú nổi danh của Trung Quốc.
Hiện, Trì Trọng Thụy là ông chủ của bảo tàng tư nhân về gỗ tử đàn quy mô lớn và đắt đỏ nhất ở đất nước tỉ dân. Đây là cơ ngơi gần một nghìn tỉ đồng này của "Đường Tăng" họ Trì sau gần 20 năm thành lập.
Năm 1996, khi Trì Trọng Thụy về quê vợ ở Bắc Kinh, ông tình cờ thấy một tác phẩm điêu khắc cổ từ gỗ tử đàn và bị cuốn hút nên phải dừng chân và ngắm nghía hồi lâu.
Trì Trọng Thụy (phải) dành tình yêu cho gỗ tử đàn.
Bà xã Trần Lệ Hoa sau khi phát hiện ra sở thích của chồng đã nói chuyện với Trì. Ngay sau đó, hai vợ chồng tham khảo thị trường gỗ tử đàn.
Nhờ có kinh nghiệm thương trường dày dạn, năm 1999, bà Trần Lệ Hoa đầu tư khoản kinh phí lớn 200 triệu NDT (662 tỉ đồng), xây dựng Bảo tàng gỗ Tử Đàn Trung Quốc đầu tiên và duy nhất trên thế giới tại thủ đô Bắc Kinh.
Bên ngoài Bảo tàng gỗ Tử đàn Trung Quốc.
Vị trí giám đốc bảo tàng được bà Lệ Hoa ủy thác cho chồng đảm nhận, trong khi bà lui giữ chức phó giám đốc để động viên, khích lệ chồng.
Trì Trọng Thụy vốn đam mê gỗ tử đàn, có nhiều năm kinh nghiệm về nghệ thuật chế tác gỗ tử đàn nên ông tự tin nhận chức giám đốc vợ giao. Có thể ví, Trì Trọng Thụy với bảo tàng gỗ tử đàn như cá gặp nước, một phát hiện mang tính đột phá mà vợ ông khơi nguồn cho chồng.
Không gian một khu trưng bày.
Bảo tàng gỗ Tử Đàn Trung Quốc của Trì Trọng Thụy có diện tích 10.000 m2 gồm 4 tầng được thiết kế theo kiến trúc cung điện triều Minh – Thanh, tọa lạc ngay trung tâm thành phố Bắc Kinh.
Khách quốc tế thăm quan một công trình bằng gỗ tử đàn khổng lồ.
Từ tầng 1 đến tầng 3 được dùng làm phòng trưng bày các tác phẩm được chế tác từ gỗ tử đàn, trong khi tầng 4 gồm phòng tiếp khách quý và phòng đa năng.
Bộ ngai vàng mô phỏng trong Tử Cấm Thành có tỉ lệ 1:1 bằng gỗ tử đàn.
Tại sảnh lớn tầng một có đặt một ngai báu làm từ gỗ tử đàn có kích thước 1:1 so với ngai vàng trong Tử Cấm Thành. Ngoài ra, tại đây còn trưng bày nhiều tác phẩm từ gỗ tử đàn như căn nhà truyền thống Tứ hợp viện ở Bắc Kinh, các cung điện, thậm chí cả bức Thanh Minh thượng hà đồ quý giá được chạm khắc từ gỗ tử đàn cũng có mặt tại đây.
Tại bảo tàng này, Trì Trọng Thụy còn cho trưng bày nhiều đồ gia dụng làm bằng gỗ tử đàn khiến khách thăm quan choáng ngợp và thán phục về độ tinh xảo cũng như giá trị mà chủ nhân bảo tàng sở hữu.
Những khung, giá tranh gỗ tử đàn trong bảo tàng.
Riêng khung tranh có đến hàng chục loại, trong đó có giá đỡ bức Ung Chính gầy đàn, Lão Ông chỉ đường, Thiên đô hề lưu, Bắt cá, Tùng hạc diên niên, Sơn thủy lầu gác... với nhiều kiểu dáng được chạm khắc công phu, đẹp mắt.
Ngoài ra, nơi làm việc của Trì Trọng Thụy được thiết kế lộng lẫy với hơn 10 tầng nằm ngay phía sau bảo tàng.
Thiên đàn bằng gỗ tử đàn có tỉ lệ 1:10 và nặng 10 tấn.
Nội thất và cách trang trí bên trong vừa uy nghi vừa hoành tráng như một cung điện cổ đại. Bên trong gồm khu vực làm việc, khách sạn, phòng tầm gym, bể bơi, phòng giải trí, karaoke...
Bảo tàng đón tiếp khách du lịch thăm quan hàng ngày.
Hình ảnh hiện vật gỗ tử đàn trong bảo tàng của Trì Trọng Thụy:
Những chiếc tủ gỗ tử đàn điêu khắc tinh xảo.
Không gian trưng bày.
Kiến trúc cổng tam quan truyền thống tại các khu thờ tự.
Một tác phẩm về kiểu nhà Tứ hợp viện truyền thống ở Bắc Kinh (dưới) và hợp viện Vương phủ tỉnh (trên).
Lầu lục giác trong Công viên Tôn Trung Sơn Bắc Kinh có tỉ lệ 1:15.
Cổng Vĩnh Định ở Cố Cung Bắc Kinh.
Nội thất gia dụng.
Nội thất phòng ngủ theo thiết kế thời nhà Minh.
Giường ngủ theo nghệ thuật thời Minh.
Phòng đọc sách thời nhà Minh.
Cận cảnh nội thất thư phòng thời Minh.
Nội thất phòng khách.
Thiên Thu đình trong Ngự hoa viên ở Cố Cung.
Một góc vọng gác bên ngoài Tử Cấm Thành, nặng 6 tấn.
Tác giả bài viết: Long Hy
Nguồn tin: