Trả lời phỏng vấn báo chí dịp đầu năm mới, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thừa nhận năm qua, giáo dục còn nhiều hạn chế, chưa làm được.
Năm 2017, tư lệnh ngành giáo dục tiếp tục phải đối mặt những vấn đề liên quan chất lượng giáo dục đại học, trình độ và thu nhập giáo viên, đổi mới công nghệ để phát triển.
Giáo dục đại học: Buông đầu vào chưa siết 'cửa ra'
Chất lượng giáo dục đại học là bài toán nan giải nhiều năm nay, đặc biệt khi công tác kiểm định chất lượng và khâu siết đầu ra chưa được thắt chặt.
Năm 2017, Bộ GD&ĐT tiếp tục đổi mới thi cử với nhiều điểm mới. Trong đó, các môn (trừ Ngữ văn) và tổ hợp môn thi trắc nghiệm, khiến nhiều người lo ngại về tính chính xác, công bằng của kỳ thi.
Tháng 11, Bộ GD&ĐT công bố dự thảo tuyển sinh đại học 2017, dự tính bỏ ngưỡng chất lượng đầu vào (điểm sàn), gây nhiều phản ứng trái chiều.
Nhiều người lo ngại việc mở cửa đầu vào khi chưa siết đầu ra sẽ dẫn đến tình trạng nhiều trường hạ điểm chuẩn xuống mức thấp để vơ vét thí sinh, ảnh hưởng chất lượng đào tạo và chủ trương phân luồng.
PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM - cho rằng nếu Bộ GD&ĐT bỏ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, những thí sinh đạt 8 - 9 điểm tổ hợp 3 môn xét tuyển cũng có thể đỗ đại học, chỉ cần các em đủ điểm tốt nghiệp THPT.
Từ nhận định đó, một số chuyên gia đề nghị bỏ chuẩn đầu vào nên tiến hành song song với kiểm định chất lượng và siết đầu ra. Nếu không thực hiện tốt việc này, giáo dục đại học sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn đào tạo ồ ạt nhưng không đảm bảo chất lượng, hàng loạt cử nhân thất nghiệp.
Theo thống kê năm 2016, số sinh viên ra trường không có việc làm là 191.000 người, dự đoán tăng lên 300.000 người trong 5 năm tới.
Thực trạng này đặt ra bài toán khó cho Bộ trưởng GD&ĐT trong năm 2017, nhất là khi kiểm định chất lượng bị đánh giá còn mang tính hình thức, không hiệu quả.
Hiện tại, cả nước có 4 trung tâm kiểm định chất lượng, trong khi gần 500 trường đại học, cao đẳng. Công tác kiểm định đang quá tải, nhiều trường không đăng ký kiểm định, sinh viên "cứ vào được là ra được".
Theo báo cáo gửi Quốc hội hồi tháng 11/2016, tính đến thời điểm đó, cả nước có 18 trường được đánh giá ngoài. Trong đó, 6 trường được công nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục, 11 trường đang chờ công nhận, một trường không đạt chuẩn.
Ông Phạm Hiệp - nghiên cứu sinh tại ĐH Văn hoá Trung Hoa (Đài Loan, Trung Quốc) - đánh giá hệ thống kiểm định chất lượng hiện nay còn khá sơ khai, lực lượng mỏng, mới làm nên lúng túng. Các quy định còn nhiều chi tiết rườm rà và gần như không ứng dụng công nghệ thông tin vào quy trình đánh giá, dẫn tới quá tải.
Điều đó cho thấy nâng cao kiểm định chất lượng giáo dục đại học là một trong những thách thức khá lớn của ngành trong năm nay.
Năm 2017, tư lệnh ngành giáo dục tiếp tục phải đối mặt những vấn đề liên quan chất lượng giáo dục đại học, trình độ và thu nhập giáo viên, đổi mới công nghệ để phát triển.
Giáo dục đại học: Buông đầu vào chưa siết 'cửa ra'
Chất lượng giáo dục đại học là bài toán nan giải nhiều năm nay, đặc biệt khi công tác kiểm định chất lượng và khâu siết đầu ra chưa được thắt chặt.
Năm 2017, Bộ GD&ĐT tiếp tục đổi mới thi cử với nhiều điểm mới. Trong đó, các môn (trừ Ngữ văn) và tổ hợp môn thi trắc nghiệm, khiến nhiều người lo ngại về tính chính xác, công bằng của kỳ thi.
Tháng 11, Bộ GD&ĐT công bố dự thảo tuyển sinh đại học 2017, dự tính bỏ ngưỡng chất lượng đầu vào (điểm sàn), gây nhiều phản ứng trái chiều.
Nhiều người lo ngại việc mở cửa đầu vào khi chưa siết đầu ra sẽ dẫn đến tình trạng nhiều trường hạ điểm chuẩn xuống mức thấp để vơ vét thí sinh, ảnh hưởng chất lượng đào tạo và chủ trương phân luồng.
PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM - cho rằng nếu Bộ GD&ĐT bỏ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, những thí sinh đạt 8 - 9 điểm tổ hợp 3 môn xét tuyển cũng có thể đỗ đại học, chỉ cần các em đủ điểm tốt nghiệp THPT.
Từ nhận định đó, một số chuyên gia đề nghị bỏ chuẩn đầu vào nên tiến hành song song với kiểm định chất lượng và siết đầu ra. Nếu không thực hiện tốt việc này, giáo dục đại học sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn đào tạo ồ ạt nhưng không đảm bảo chất lượng, hàng loạt cử nhân thất nghiệp.
Theo thống kê năm 2016, số sinh viên ra trường không có việc làm là 191.000 người, dự đoán tăng lên 300.000 người trong 5 năm tới.
Thực trạng này đặt ra bài toán khó cho Bộ trưởng GD&ĐT trong năm 2017, nhất là khi kiểm định chất lượng bị đánh giá còn mang tính hình thức, không hiệu quả.
Hiện tại, cả nước có 4 trung tâm kiểm định chất lượng, trong khi gần 500 trường đại học, cao đẳng. Công tác kiểm định đang quá tải, nhiều trường không đăng ký kiểm định, sinh viên "cứ vào được là ra được".
Theo báo cáo gửi Quốc hội hồi tháng 11/2016, tính đến thời điểm đó, cả nước có 18 trường được đánh giá ngoài. Trong đó, 6 trường được công nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục, 11 trường đang chờ công nhận, một trường không đạt chuẩn.
Ông Phạm Hiệp - nghiên cứu sinh tại ĐH Văn hoá Trung Hoa (Đài Loan, Trung Quốc) - đánh giá hệ thống kiểm định chất lượng hiện nay còn khá sơ khai, lực lượng mỏng, mới làm nên lúng túng. Các quy định còn nhiều chi tiết rườm rà và gần như không ứng dụng công nghệ thông tin vào quy trình đánh giá, dẫn tới quá tải.
Điều đó cho thấy nâng cao kiểm định chất lượng giáo dục đại học là một trong những thách thức khá lớn của ngành trong năm nay.
Nhiều thách thức với ngành giáo dục và Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trong năm 2017. Đồ họa: Phượng Nguyễn.
Thừa cử nhân sư phạm, thiếu giáo viên giỏi
Một vấn đề khác cần giải quyết trong năm 2017 là trình độ giáo viên yếu kém và thu nhập của thầy cô quá thấp. Bài toán này tồn tại từ lâu nhưng chưa tìm ra lời giải. Nó kéo theo nhiều bất cập như dạy thêm, học thêm tràn lan, gây bức xúc dư luận.
Theo báo cáo của ngành giáo dục gửi Quốc hội hồi tháng 11/2016, cả nước có gần 1,25 triệu giáo viên, giảng viên trực tiếp giảng dạy. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn bất cập, cơ cấu chưa hợp lý, trình độ không đồng đều. Một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên chưa theo kịp yêu cầu đổi mới.
Nhìn chung, giáo viên nước ta nơi thừa chỗ thiếu và đến năm 2020, dự kiến thừa khoảng 70.100 sinh viên sư phạm tốt nghiệp. Mặt bằng trình độ của nhà giáo còn thấp, đặc biệt là giáo viên ngoại ngữ khi chỉ 33% cấp THCS và 26% cấp THPT đạt chuẩn.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa cử nhân sư phạm nhưng lại thiếu giáo viên giỏi là khâu tuyển dụng, cũng như chính sách thu hút nhân tài.
Thực tế, tuyển sinh vào ngành sư phạm còn theo kiểu “vơ bèo vạt tép”. Năm 2016, cả nước có 96 mã ngành đào tạo sư phạm, phần lớn chỉ lấy điểm từ 16 đến 22, mức thấp so với các ngành khác như công an, y, dược…
Trả lời báo Lao Động, nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cho rằng trở ngại lớn nhất trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên phổ thông là thầy, cô ở các trường công lập gần như không còn động lực với nghề do thu nhập không đủ sống.
Năm 2016, câu chuyện lương giáo viên cũng thu hút sự quan tâm của dư luận: Hàng trăm giáo viên ở TP.HCM dạy không lương hơn một năm, lương khởi điểm của giáo viên thấp hơn bảo vệ...
Thu nhập thấp buộc một số giáo viên phải dạy thêm để đảm bảo cuộc sống. Từ đây, tiêu cực nảy sinh khi không ít thầy cô dạy thêm tràn lan, tạo ra làn sóng tranh luận nên hay không nên cấm dạy thêm, học thêm.
Bên cạnh đó, lương giáo viên vẫn tính theo kiểu cào bằng, căn cứ chủ yếu vào thâm niên thay vì dựa vào tiêu chí chất lượng, hiệu quả công việc như các ngành nghề khác.
Cách làm này không tạo động lực cho giáo viên phấn đấu, cản trở quá trình thu hút người tài vào ngành sư phạm.
Thách thức đặt ra cho Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ là làm thế nào để xây dựng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn, đồng thời tìm ra lời giải cho bài toán lương giáo viên.
PGS Văn Như Cương nhận định đây là vấn đề khó do không thể tăng lương cho giáo viên vì còn liên quan các ngành khác. Cấm dạy thêm hay không cũng là câu hỏi không dễ trả lời; nếu cấm giáo viên không đủ sống, không cấm lại phát sinh tiêu cực.
Đổi mới để tồn tại trong cuộc cách mạng 4.0
Theo nhiều chuyên gia, một bài toán khác đặt ra cho Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói riêng và ngành giáo dục nói chung là đổi mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để tồn tại trong cuộc cách mạng 4.0 - xu hướng kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực thể, vạn vật kết nối Internet (IoT) và các hệ thống kết nối Internet (IoS).
Thậm chí, không ít ý kiến cho rằng nếu không đổi mới, giáo dục đại học sẽ “chết” trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Điều này là có cơ sở khi việc dạy và học ở nước ta hiện nay vẫn nặng về phương pháp truyền thống, lạc hậu.
PGS Văn Như Cương cho rằng việc áp dụng công nghệ vào giáo dục phổ thông còn mang tính hình thức, chưa phát huy thế mạnh của nó.
Trong khi đó, một chuyên gia khác nêu thực trạng ở bậc đại học, phương pháp đào tạo chủ yếu là thầy đọc, trò chép. Những kiến thức, kỹ năng sinh viên học từ trường chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế 3.0 và có thể hoàn toàn không hữu dụng với nền kinh tế 4.0.
Mô hình giảng đường thông minh được ứng dụng tại ĐH Y Dược Thái Nguyên. Ảnh: Nguyễn Sương.
Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ trưởng GD&ĐT cho biết đến năm 2016, 100% nhà trường đã kết nối Internet, trong đó 85% kết nối cáp quang; website và email giáo dục được triển khai rộng khắp; 70% các trường học đã triển khai phần mềm quản lý nhà trường (trong đó 80% phần mềm trực tuyến).
Bộ đánh giá cơ sở vật chất của nhiều trường đại học, cao đẳng đã được cải thiện và có môi trường sư phạm tốt; một số trường đã có các phòng thí nghiệm hiện đại, đáp ứng được nhiệm vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học; một số trường đã xây dựng được thư viện điện tử hiện đại, đạt tiêu chuẩn khu vực.
Song việc ứng dụng công nghệ thông tin trong môi trường giáo dục vẫn còn nhiều bất cập do thiếu thốn cơ sở vật chất, giáo viên kém công nghệ thông tin hoặc chỉ áp dụng máy móc, thiếu sáng tạo và chậm đổi mới.
Thực trạng này đặt ra thách thức không dễ thay đổi, nhất là khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang được hình thành và có những đột phá về công nghệ mới trong các lĩnh vực như trí thông minh nhân tạo, robot, mạng Internet, phương tiện độc lập, in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học về vật liệu, lưu trữ năng lượng và tin học lượng tử...
Tác giả bài viết: Nguyễn Sương
Nguồn tin: