Ngoài ra,còn có 94/147 mẫu thủy sản tươi sống (7 mẫu chem chép, 26 mẫu hàu, 15 mẫu nghêu và 99 mẫu sò các lọại) được kiểm nghiệm cũng có vi khuẩn này, tỉ lệ nhiễm gần 64%.
Các mẫu thịt và thủy sản được lấy tại một số chợ tại 5 tỉnh khu vực phía Nam là Bà Rịa -Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và TP.HCM từ tháng 4 đến tháng 8-2017.
Sau đó các mẫu được chuyển về xét nghiệm tại Viện Pasteur TP.HCM để khảo sát mức độ ô nhiễm E.coli.
Kết quả trên được nhóm khảo sát báo cáo tại hội nghị khoa học Viện Pasteur TP.HCM ngày 8-12.
Theo khảo sát này, tỉ lệ nhiễm E.coli trong 150 mẫu thịt tươi sống đều có số lượng vi khuẩn E.coli vượt quá giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
Với các mẫu thủy sản tươi sống thì nhóm sò có tỉ lệ mẫu nhiễm E.coli cao nhất (hơn 58%), kế đến là chem chép (gần17%) và thấp nhất là hàu và nghêu (12,5%). Tuy nhiên, chỉ có 24/94 mẫu thủy sản nhiễm E.Coli ở mức nguy cơ cao (mức 3), còn lại là mức 1 và 2.
Theo nhóm nghiên cứu, kết quả khảo sát trên cho thấy mối nguy hại từ các loại thực phẩm tươi sống đang được bày bán tại các chợ thuộc 5 tỉnh, thành phố nói trên.
Nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện vệ sinh còn kém, từ các lò giết mổ gia súc, gia cầm đến các nơi bày bán chế biến thực phẩm.
Ngoài ra, nguồn nước bị nhiễm khuẩn, sự vấy nhiễm vi khuẩn trong các công đoạn cắt tiết, nhổ lông, từ dụng cụ và quy trình giết mổ không đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, không tuân thủ theo nguyên tắc một chiều cũng là nguyên nhân gây nhiễm vi khuẩn E.coli.
Nhóm nghiên cứu cho rằng việc tăng cường giám sát chặt chẽ ô nhiễm E.col trong thịt tươi gia sức, gia cầm rất quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Theo các bác sĩ, E.coli là loại vi khuẩn thuộc họ Enterobactriaceae, phần lớn không gây bệnh và thuộc hệ vi sinh vật đường ruột.
Tuy nhiên, một số chủng E.coli sinh độc tố có khả năng gây tiêu chảy và các bệnh lý khác như nhiễm trùng máu, viêm đường tiết niệu.
Tác giả: L.TH.H
Nguồn tin: Báo Tuổi trẻ