► Nhức nhối quản lý đất rừng Nghệ An, cầm cố và chuyển nhượng ngầm khá phổ biến
Làm liều
Từ ngày 8-13/6/2013, tại các tiểu khu thuộc quản lý của Lâm trường Cô Ba đóng trên xã Châu Bình (Quỳ Châu), gần 1 nghìn người dân của 17 bản kéo vào chặt phát rừng. Rất nhiều cây rừng trên 10 năm tuổi ngã xuống.
Theo thống kê, các tiểu khu bị xâm hại gồm 200, 204 và 205 do Lâm trường Cô Ba quản lý. Những người tổ chức chặt phát rừng, biện minh rằng dân đang thiếu đất sản xuất còn Lâm trường Cô Ba chỉ với ba bốn chục con người lại sở hữu hàng ngàn héc-ta đất rừng sản xuất.
Hành động của người dân xã Châu Bình đã khiến hơn 50 ha rừng bị xâm hại. Trước tình thế trên, lãnh đạo UBND huyện Quỳ Châu đã tổ chức họp khẩn phương án giải quyết, giao các ngành cùng vào cuộc, tìm đối tượng xúi giục, tuyên truyền để người dân nhận thức việc làm sai trái. UBND tỉnh Nghệ An cử đoàn công tác có mặt tại hiện trường giải quyết vụ việc; 3 đối tượng xúi giục, kích động người dân phát rừng đã bị xử lý. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Lâm trường Cô Ba sau đó đã chuyển 1.135,1 ha đất rừng cho xã Châu Bình, 618,4 ha cho xã Châu Hội.
Tiếp đến, sáng 16/1/2014, hàng chục người dân xã Tam Hợp (Quỳ Hợp) đã vào khu vực rừng sản xuất của Lâm trường Đồng Hợp để phát cây, bóc vỏ keo. Họ gây sức ép, yêu cầu lâm trường trả lại một số diện tích để giao cho các hộ thiếu đất sản xuất.
Trước đó, ngày 24/5/2007, Sở NN-PTNT Nghệ An có quyết định số 347/QĐ-SNN-TTr yêu cầu Lâm trường Đồng Hợp, Công ty Lâm nông nghiệp Sông Hiếu bàn giao một số diện tích đất sản xuất cho UBND huyện Quỳ Hợp để làm thủ tục giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất cho nhân dân Bãi Kè (Đồng Hợp - Quỳ Hợp).
Tại quyết định số 199/QĐ-UB-ĐC ngày 24/2/2004 của UBND tỉnh Nghệ An, 44 ha đất rừng tại các lô 2b, 3c và khoảnh 4, tiểu khu 268, Lâm trường Đồng Hợp, bàn giao quyền sử dụng đất cho UBND huyện Quỳ Hợp.
Quyết định về việc giao đất lại cho dân có từ năm 2007 nhưng mãi đến 2014 mới chỉ giao cho dân xóm Bãi Kè được 15ha/44 ha. Việc giao đất nhỏ giọt, kéo dài khiến nhân dân bức xúc.
Vướng cơ chế, thiếu kinh phí
Theo kết quả kiểm kê rừng tỉnh Nghệ An năm 2016, toàn tỉnh hiện có trên 1,2 triệu héc-ta rừng. Trong đó, rừng được giao cho hộ gia đình, cá nhân là 240 nghìn héc-ta, cộng đồng gần 26 nghìn héc-ta, đơn vị vũ trang trên 1,2 nghìn héc-ta, các tổ chức khác gần 49 nghìn héc-ta, UBND các cấp (huyện, xã) trên 280 nghìn héc-ta. Số còn lại thuộc quản lý của BQL rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Số liệu thống kê trên cho thấy, một diện tích rất lớn đất rừng hiện nay được giao cho cộng đồng và UBND các cấp quản lý. Vì sao, trong lúc người dân thiếu đất rừng sản xuất lại có một diện tích lớn nằm trong tay các cơ quan quản lý Nhà nước? Liệu diện tích trên có được quản lý, khoanh nuôi, bảo vệ và phát triển đúng như ý nghĩa của việc giao đất, giao rừng theo Nghị định 163?
Theo ông Sầm Văn Thiết, Chủ tịch UBND xã Châu Hạnh (Quỳ Châu), mặc dù nhu cầu cấp đất rừng cho người dân rất cấp thiết nhưng đến thời điểm hiện nay, chính quyền địa phương mới chỉ làm được mỗi việc bình xét đối tượng.
“Người dân Châu Hạnh chủ yếu sống nhờ vào trồng rừng và khai thác các lâm sản phụ, hiện UBND tỉnh mới chỉ hỗ trợ được kinh phí tư vấn thiết kế, chia lô để cùng chính quyền các địa phương bàn giao nhưng chưa đủ kinh phí để tổ chức làm hồ sơ ra quyết định giao đất. Điều này, nếu để lâu dễ nảy sinh những hệ lụy về mặt xã hội, an ninh trật tự” – ông Thiết lo lắng.
Tình trạng trên cũng đang diễn ra tại xã Châu Bình. Xã có trên 50% hộ nghèo, gần 10 nghìn nhân khẩu sống dựa vào rừng. Thế nhưng, trong tổng số 11 nghìn héc-ta đất lâm nghiệp trên địa bàn xã thì có trên 7 nghìn héc-ta thuộc quản lý của Lâm trường Cô Ba; gần 249 héc-ta hiện do cộng đồng quản lý; gần 450 héc-ta tạm giao cho dân. Số giao cho dân sản xuất hiện mới chỉ 2,9 nghìn héc-ta. Số diện tích đất rừng giao cho cộng đồng quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi nhưng trên thực chất rừng ngày càng nghèo đi.
Ông Lê Văn Toan, Phó Chủ tịch UBND xã Châu Bình, cho biết: “Toàn xã còn trên 500 hộ chưa có đất rừng để sản xuất. Trước tình trạng đó, UBND xã và huyện đã đề xuất với UBND tỉnh chuyển 1,1 nghìn héc-ta đất của Lâm trường Cô Ba về cho dân. Các ban ngành chức năng đang làm hồ sơ và đã khảo sát xong nhưng vẫn còn thiếu kinh phí bàn giao".
Theo số liệu thống kê của Phòng TN-MT huyện Quỳ Châu, mặc dù người dân hiện rất thiếu đất rừng sản xuất nhưng trong số gần 62 nghìn héc-ta đất lâm nghiệp thì cũng chỉ mới có gần 39 nghìn héc-ta được giao cho 8.330 hộ dân. Hiện, toàn huyện còn 2.016 hộ thiếu đất rừng sản xuất, chưa được cấp thẩm quyền giao. Do quỹ đất để giao cho các hộ dân trên không đủ nên UBND huyện đã kiến nghị UBND tỉnh thu hồi 2.500 ha đất của 2 lâm trường đóng trên địa bàn giao cho dân, đặc biệt là người dân các xã Châu Bình, Châu Nga, Châu Hội. Tuy nhiên, lâm trường chưa bàn giao hết đất hoặc bàn giao ở những địa bàn quá xa gây khó khăn cho công tác giao đất, giao rừng.
Theo Phòng TN-MT huyện Quế Phong, để thực hiện xong quy trình giao đất giao rừng cho người dân theo đúng kế hoạch, toàn huyện cần 11 tỷ đồng. Chừng đó tiền hiện đang trông chờ vào ngân sách tỉnh nhưng chưa biết khi nào có!
Làm liều
Từ ngày 8-13/6/2013, tại các tiểu khu thuộc quản lý của Lâm trường Cô Ba đóng trên xã Châu Bình (Quỳ Châu), gần 1 nghìn người dân của 17 bản kéo vào chặt phát rừng. Rất nhiều cây rừng trên 10 năm tuổi ngã xuống.
người dân xã Châu Nga (Quỳ Châu)Hiện trường một vụ phát rừng đốt củi lấy than của
Theo thống kê, các tiểu khu bị xâm hại gồm 200, 204 và 205 do Lâm trường Cô Ba quản lý. Những người tổ chức chặt phát rừng, biện minh rằng dân đang thiếu đất sản xuất còn Lâm trường Cô Ba chỉ với ba bốn chục con người lại sở hữu hàng ngàn héc-ta đất rừng sản xuất.
Hành động của người dân xã Châu Bình đã khiến hơn 50 ha rừng bị xâm hại. Trước tình thế trên, lãnh đạo UBND huyện Quỳ Châu đã tổ chức họp khẩn phương án giải quyết, giao các ngành cùng vào cuộc, tìm đối tượng xúi giục, tuyên truyền để người dân nhận thức việc làm sai trái. UBND tỉnh Nghệ An cử đoàn công tác có mặt tại hiện trường giải quyết vụ việc; 3 đối tượng xúi giục, kích động người dân phát rừng đã bị xử lý. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Lâm trường Cô Ba sau đó đã chuyển 1.135,1 ha đất rừng cho xã Châu Bình, 618,4 ha cho xã Châu Hội.
Tiếp đến, sáng 16/1/2014, hàng chục người dân xã Tam Hợp (Quỳ Hợp) đã vào khu vực rừng sản xuất của Lâm trường Đồng Hợp để phát cây, bóc vỏ keo. Họ gây sức ép, yêu cầu lâm trường trả lại một số diện tích để giao cho các hộ thiếu đất sản xuất.
Trước đó, ngày 24/5/2007, Sở NN-PTNT Nghệ An có quyết định số 347/QĐ-SNN-TTr yêu cầu Lâm trường Đồng Hợp, Công ty Lâm nông nghiệp Sông Hiếu bàn giao một số diện tích đất sản xuất cho UBND huyện Quỳ Hợp để làm thủ tục giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất cho nhân dân Bãi Kè (Đồng Hợp - Quỳ Hợp).
Tại quyết định số 199/QĐ-UB-ĐC ngày 24/2/2004 của UBND tỉnh Nghệ An, 44 ha đất rừng tại các lô 2b, 3c và khoảnh 4, tiểu khu 268, Lâm trường Đồng Hợp, bàn giao quyền sử dụng đất cho UBND huyện Quỳ Hợp.
Quyết định về việc giao đất lại cho dân có từ năm 2007 nhưng mãi đến 2014 mới chỉ giao cho dân xóm Bãi Kè được 15ha/44 ha. Việc giao đất nhỏ giọt, kéo dài khiến nhân dân bức xúc.
Vướng cơ chế, thiếu kinh phí
Theo kết quả kiểm kê rừng tỉnh Nghệ An năm 2016, toàn tỉnh hiện có trên 1,2 triệu héc-ta rừng. Trong đó, rừng được giao cho hộ gia đình, cá nhân là 240 nghìn héc-ta, cộng đồng gần 26 nghìn héc-ta, đơn vị vũ trang trên 1,2 nghìn héc-ta, các tổ chức khác gần 49 nghìn héc-ta, UBND các cấp (huyện, xã) trên 280 nghìn héc-ta. Số còn lại thuộc quản lý của BQL rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Ông Lê Văn Toan, Phó Chủ tịch UBND xã Châu Bình: Người dân đang thiếu trầm trọng đất rừng sản xuất
Số liệu thống kê trên cho thấy, một diện tích rất lớn đất rừng hiện nay được giao cho cộng đồng và UBND các cấp quản lý. Vì sao, trong lúc người dân thiếu đất rừng sản xuất lại có một diện tích lớn nằm trong tay các cơ quan quản lý Nhà nước? Liệu diện tích trên có được quản lý, khoanh nuôi, bảo vệ và phát triển đúng như ý nghĩa của việc giao đất, giao rừng theo Nghị định 163?
Theo ông Sầm Văn Thiết, Chủ tịch UBND xã Châu Hạnh (Quỳ Châu), mặc dù nhu cầu cấp đất rừng cho người dân rất cấp thiết nhưng đến thời điểm hiện nay, chính quyền địa phương mới chỉ làm được mỗi việc bình xét đối tượng.
“Người dân Châu Hạnh chủ yếu sống nhờ vào trồng rừng và khai thác các lâm sản phụ, hiện UBND tỉnh mới chỉ hỗ trợ được kinh phí tư vấn thiết kế, chia lô để cùng chính quyền các địa phương bàn giao nhưng chưa đủ kinh phí để tổ chức làm hồ sơ ra quyết định giao đất. Điều này, nếu để lâu dễ nảy sinh những hệ lụy về mặt xã hội, an ninh trật tự” – ông Thiết lo lắng.
Tình trạng trên cũng đang diễn ra tại xã Châu Bình. Xã có trên 50% hộ nghèo, gần 10 nghìn nhân khẩu sống dựa vào rừng. Thế nhưng, trong tổng số 11 nghìn héc-ta đất lâm nghiệp trên địa bàn xã thì có trên 7 nghìn héc-ta thuộc quản lý của Lâm trường Cô Ba; gần 249 héc-ta hiện do cộng đồng quản lý; gần 450 héc-ta tạm giao cho dân. Số giao cho dân sản xuất hiện mới chỉ 2,9 nghìn héc-ta. Số diện tích đất rừng giao cho cộng đồng quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi nhưng trên thực chất rừng ngày càng nghèo đi.
Ông Lê Văn Toan, Phó Chủ tịch UBND xã Châu Bình, cho biết: “Toàn xã còn trên 500 hộ chưa có đất rừng để sản xuất. Trước tình trạng đó, UBND xã và huyện đã đề xuất với UBND tỉnh chuyển 1,1 nghìn héc-ta đất của Lâm trường Cô Ba về cho dân. Các ban ngành chức năng đang làm hồ sơ và đã khảo sát xong nhưng vẫn còn thiếu kinh phí bàn giao".
Theo số liệu thống kê của Phòng TN-MT huyện Quỳ Châu, mặc dù người dân hiện rất thiếu đất rừng sản xuất nhưng trong số gần 62 nghìn héc-ta đất lâm nghiệp thì cũng chỉ mới có gần 39 nghìn héc-ta được giao cho 8.330 hộ dân. Hiện, toàn huyện còn 2.016 hộ thiếu đất rừng sản xuất, chưa được cấp thẩm quyền giao. Do quỹ đất để giao cho các hộ dân trên không đủ nên UBND huyện đã kiến nghị UBND tỉnh thu hồi 2.500 ha đất của 2 lâm trường đóng trên địa bàn giao cho dân, đặc biệt là người dân các xã Châu Bình, Châu Nga, Châu Hội. Tuy nhiên, lâm trường chưa bàn giao hết đất hoặc bàn giao ở những địa bàn quá xa gây khó khăn cho công tác giao đất, giao rừng.
Theo Phòng TN-MT huyện Quế Phong, để thực hiện xong quy trình giao đất giao rừng cho người dân theo đúng kế hoạch, toàn huyện cần 11 tỷ đồng. Chừng đó tiền hiện đang trông chờ vào ngân sách tỉnh nhưng chưa biết khi nào có!
Tác giả bài viết: Võ Văn Dũng
Nguồn tin: Báo Nông nghiệp Việt Nam
Nguồn tin: Báo Nông nghiệp Việt Nam