Cụ thể, tính đến hết tháng 11/2016, lượng gạo xuất khẩu cả nước chỉ đạt 4,5 triệu tấn, kim ngạch ước đạt 2 tỷ USD, giảm 26% về lượng và 22% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Đơn giá bình quân gạo xuất khẩu 11 tháng qua là 444 USD/tấn. Trong khi đó, cùng kỳ năm 2015, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt 6 triệu tấn, đạt 2,57 tỷ USD, đơn giá đạt 428 USD/tấn.
Theo đánh giá mới đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2016 giảm kỷ lục trong gần 10 năm qua. Mức xuất khẩu hết tháng 11 chỉ đạt 4,5 triệu tấn đây là mức thấp nhất từ năm năm 2009 đến nay, và hầu hết DN xuất khẩu gạo đều không hoàn thành chỉ tiêu đề ra.
Theo đó, mục tiêu xuất khẩu gạo năm 2016 là 6,5 triệu tấn (mức xuất khẩu năm 2015), nhưng, từ tháng đầu năm 2016, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã phải điều chỉnh giảm chỉ tiêu xuất khẩu xuống còn 5,7 triệu tấn, tức là giảm hơn 800.000 tấn, tuy nhiên việc hoàn thành chỉ tiêu cả năm 5,7 triệu tấn/năm 2016 cũng là bất khả thi.
Hiện, mức xuất trung bình xuất khẩu gạo hàng tháng theo tính toán của Tổng cục Hải quan chỉ đạt trên 409.000 tấn, trong khi đó các tháng cuối năm từ tháng 9, 10 và 11 lượng xuất khẩu gạo có xu hướng giảm chỉ còn từ 300 đến 320.000 tấn/tháng. Để hoàn thành kế hoạch, tháng 12/2016, xuất khẩu gạo phải tăng đột biến lên 1,2 triệu tấn, gấp 3 lần so với con số thực tế xuất khẩu hàng tháng đạt được.
Điều đáng lo hơn, khi thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam chưa được mở rộng, nằm chắc chân ở các thị trường khác nhau thì ở các thị trường truyền thống, gạo xuất khẩu Việt Nam luôn bị giảm, đánh mất lợi thế thị trường vào tay các đối thủ xuất khẩu gạo như Thái Lan, Myanmar hay Ấn Độ
Cụ thể, hai thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam lớn nhất của Việt Nam, hết tháng 11/2016 giảm cả về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm trước, trong đó thị trường Trung Quốc chỉ đạt 1,6 triệu tấn (thấp hơn 400.000 tấn) so với cùng kỳ, đạt giá trị hơn 700 triệu USD, giảm hơn 120 triệu USD so với cùng kỳ.
Thị trường Philippines, vốn là đối tác nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam cũng giảm nghiêm trọng xuống mức hơn 350.000 tấn, giá trị chỉ 150 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2015, mức giảm cực mạnh trên 600.000 tấn và gần 300 triệu USD.
Theo VFA, lý do xuất khẩu gạo năm 2016 giảm mạnh so với năm 2015 và các năm trước là do các thị trường nhập khẩu siết chặt việc nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam, trong đó Trung Quốc siết chặt nhập khẩu gạo tiểu ngạch, Philippines, Indonesia và Ghana những thị trường gạo Việt Nam luôn có sự cạnh tranh về giá nay chịu thất thiệt với gạo của Thái Lan, Ấn Độ và Campuchia với giá rẻ tương đương.
GS Võ Tòng Xuân, chuyên gia nông nghiệp, Đại học Cần Thơ cho rằng: "Vấn đề gạo xuất khẩu giảm mạnh trong bối cảnh nền nông nghiệp sản xuất gạo đang rơi vào trạng thái biến động khi vấn đề biến đổi khí hậu, năng lực sản xuất đang đặt ra yêu cầu đổi mới, tái cấu trúc toàn diện ngành này. Nâng cao năng suất và chất lượng lúa gạo, xây dựng kênh phân phối đa dạng hóa hơn là cách thức để Việt Nam cạnh tranh được với lúa gạo các nước khác".
Theo chia sẻ của chuyên gia Phạm Chi Lan: Gạo Việt rơi vào thế lưỡng nan khi xuất khẩu giảm sút, thị trường trong nước bị xâu xé, cạnh tranh bởi các loại gạo nước ngoài như gạo Thái Lan, Campuchia hay gạo Myanmar, gạo Nhật, gạo Hàn... Rõ ràng, chất lượng gạo Việt Nam tương đương nhưng cách thức xuất khẩu gạo của Việt Nam đang có vấn đề. Gạo Việt thua toàn diện gạo Thái Lan trên thị trường của họ và cũng thua ngay tại sân nhà khi gạo Thái vào Việt Nam.
Bà Lan nói: "Việt Nam có lợi thế cạnh tranh từ xuất khẩu nhiều mặt hàng như điện tử, thủy sản, nông sản. Tuy nhiên, các ngành nông thủy sản của Việt Nam đang bị giảm năng lực sản xuất, cạnh tranh yếu. Gạo Việt gắn mác ngoại, gạo Việt bán không nhãn mác, không bao bì tại nước ngoài nhiều vô kể. Gạo Việt phục vụ cho đối tượng người nghèo, gạo cứu đói của các nước, hoặc gạo dự trữ quốc gia chứ gạo Việt vào được các kênh bán lẻ, hệ thống phân phối để đấu tay bo, cạnh tranh với các loại gạo của các nước khác chỉ có vài thương hiệu. Đây là vấn đề mà chúng ta phải nhìn rõ thực tế".
Đơn giá bình quân gạo xuất khẩu 11 tháng qua là 444 USD/tấn. Trong khi đó, cùng kỳ năm 2015, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt 6 triệu tấn, đạt 2,57 tỷ USD, đơn giá đạt 428 USD/tấn.
Gạo Việt giảm xuất khẩu giảm mạnh trong năm đầy biến động của ngành nông nghiệp (ảnh minh họa)
Như vậy, xuất khẩu gạo 11 tháng qua so với cùng kỳ năm trước đã giảm 1,5 triệu tấn và 570 triệu USD. Theo con số Tổng cục Hải quan đưa ra, gạo của Việt Nam là mặt hàng xuất khẩu giảm mạnh trên hai con số về các chỉ tiêu trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Mặt hàng gạo xuất khẩu cũng ngày càng thua về giá trị so với các sản phẩm xuất khẩu khác như: thủy sản, rau quả, hạt điều và cà phê...Theo đánh giá mới đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2016 giảm kỷ lục trong gần 10 năm qua. Mức xuất khẩu hết tháng 11 chỉ đạt 4,5 triệu tấn đây là mức thấp nhất từ năm năm 2009 đến nay, và hầu hết DN xuất khẩu gạo đều không hoàn thành chỉ tiêu đề ra.
Theo đó, mục tiêu xuất khẩu gạo năm 2016 là 6,5 triệu tấn (mức xuất khẩu năm 2015), nhưng, từ tháng đầu năm 2016, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã phải điều chỉnh giảm chỉ tiêu xuất khẩu xuống còn 5,7 triệu tấn, tức là giảm hơn 800.000 tấn, tuy nhiên việc hoàn thành chỉ tiêu cả năm 5,7 triệu tấn/năm 2016 cũng là bất khả thi.
Hiện, mức xuất trung bình xuất khẩu gạo hàng tháng theo tính toán của Tổng cục Hải quan chỉ đạt trên 409.000 tấn, trong khi đó các tháng cuối năm từ tháng 9, 10 và 11 lượng xuất khẩu gạo có xu hướng giảm chỉ còn từ 300 đến 320.000 tấn/tháng. Để hoàn thành kế hoạch, tháng 12/2016, xuất khẩu gạo phải tăng đột biến lên 1,2 triệu tấn, gấp 3 lần so với con số thực tế xuất khẩu hàng tháng đạt được.
Điều đáng lo hơn, khi thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam chưa được mở rộng, nằm chắc chân ở các thị trường khác nhau thì ở các thị trường truyền thống, gạo xuất khẩu Việt Nam luôn bị giảm, đánh mất lợi thế thị trường vào tay các đối thủ xuất khẩu gạo như Thái Lan, Myanmar hay Ấn Độ
Cụ thể, hai thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam lớn nhất của Việt Nam, hết tháng 11/2016 giảm cả về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm trước, trong đó thị trường Trung Quốc chỉ đạt 1,6 triệu tấn (thấp hơn 400.000 tấn) so với cùng kỳ, đạt giá trị hơn 700 triệu USD, giảm hơn 120 triệu USD so với cùng kỳ.
Thị trường Philippines, vốn là đối tác nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam cũng giảm nghiêm trọng xuống mức hơn 350.000 tấn, giá trị chỉ 150 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2015, mức giảm cực mạnh trên 600.000 tấn và gần 300 triệu USD.
Theo VFA, lý do xuất khẩu gạo năm 2016 giảm mạnh so với năm 2015 và các năm trước là do các thị trường nhập khẩu siết chặt việc nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam, trong đó Trung Quốc siết chặt nhập khẩu gạo tiểu ngạch, Philippines, Indonesia và Ghana những thị trường gạo Việt Nam luôn có sự cạnh tranh về giá nay chịu thất thiệt với gạo của Thái Lan, Ấn Độ và Campuchia với giá rẻ tương đương.
GS Võ Tòng Xuân, chuyên gia nông nghiệp, Đại học Cần Thơ cho rằng: "Vấn đề gạo xuất khẩu giảm mạnh trong bối cảnh nền nông nghiệp sản xuất gạo đang rơi vào trạng thái biến động khi vấn đề biến đổi khí hậu, năng lực sản xuất đang đặt ra yêu cầu đổi mới, tái cấu trúc toàn diện ngành này. Nâng cao năng suất và chất lượng lúa gạo, xây dựng kênh phân phối đa dạng hóa hơn là cách thức để Việt Nam cạnh tranh được với lúa gạo các nước khác".
Theo chia sẻ của chuyên gia Phạm Chi Lan: Gạo Việt rơi vào thế lưỡng nan khi xuất khẩu giảm sút, thị trường trong nước bị xâu xé, cạnh tranh bởi các loại gạo nước ngoài như gạo Thái Lan, Campuchia hay gạo Myanmar, gạo Nhật, gạo Hàn... Rõ ràng, chất lượng gạo Việt Nam tương đương nhưng cách thức xuất khẩu gạo của Việt Nam đang có vấn đề. Gạo Việt thua toàn diện gạo Thái Lan trên thị trường của họ và cũng thua ngay tại sân nhà khi gạo Thái vào Việt Nam.
Bà Lan nói: "Việt Nam có lợi thế cạnh tranh từ xuất khẩu nhiều mặt hàng như điện tử, thủy sản, nông sản. Tuy nhiên, các ngành nông thủy sản của Việt Nam đang bị giảm năng lực sản xuất, cạnh tranh yếu. Gạo Việt gắn mác ngoại, gạo Việt bán không nhãn mác, không bao bì tại nước ngoài nhiều vô kể. Gạo Việt phục vụ cho đối tượng người nghèo, gạo cứu đói của các nước, hoặc gạo dự trữ quốc gia chứ gạo Việt vào được các kênh bán lẻ, hệ thống phân phối để đấu tay bo, cạnh tranh với các loại gạo của các nước khác chỉ có vài thương hiệu. Đây là vấn đề mà chúng ta phải nhìn rõ thực tế".
Tác giả bài viết: Nguyễn Tuyền
Nguồn tin: