Năm 2014, Yamaha R25 đánh dấu sự trở lại của hãng mô tô Nhật Bản trong phân khúc sportbike 250cc. Từ nền tảng khung và máy của chiếc xe, sau đó Yamaha cũng đã tạo ra các biến thể như R3 với động cơ lớn hơn, cũng như cặp đôi naked bike MT-25/MT-03. Với kiểu dáng sportbike hiện đại, R25 tưởng chừng chỉ có thể phù hợp nhất để trở thành một bản xe độ streetfighter. Sau khi được bàn tay và bộ óc sáng tạo của những người thợ tại xưởng Studio Motor ở Indonesia độ lại, mẫu sportbike này đã "lột xác" hoàn toàn để trở thành một chiếc scrambler cổ điển thuần chất.
Ảnh: Xe độ hoài cổ “thoát xác” từ sportbike Yamaha R25 |
Theo Donny Ariyanto - Chủ xưởng Studio Motor, dự án này R25 Scrambler trên thực tế đã được bắt nguồn từ nhu cầu của vị khách hàng. Một khách hàng đã tới xưởng của anh với yêu cầu tạo ra một chiếc xe độ với tư thế ngồi thoải mái và kiểu dáng cổ điển. Chiếc xe mà vị khách này đem tới xưởng để yêu cầu độ lại là một chiếc R25. Dù tất cả mọi người tại Studio Motor đều nghĩ rằng yêu cầu này "điên rồ" khi R25 là một chiếc xe độ hoàn toàn hiện đại, tuy nhiên cuối cùng Donny và đồng đội đã chấp nhận yêu cầu của khách hàng.
Cả hai bên đã cùng thống nhất lựa chọn kiểu dáng scrambler đang "hot" trong Thế giới mô tô. Đội ngũ thợ tại xưởng đã dỡ bỏ hoàn toàn dàn vỏ nhựa nguyên bản của R25, và họ nhanh chóng thấy sự thất vọng trước mắt: bộ khung thép ống cấu trúc kim cương của chiếc xe độ hoàn toàn không phù hợp để tạo ra một chiếc mô tô classic. Vì vậy, Donny đã quyết định vứt bỏ khung và gần như mọi chi tiết của chiếc R25 nguyên bản để tạo ra một chiếc xe độ mới chỉ từ động cơ.
Ảnh: Xe độ hoài cổ “thoát xác” từ sportbike Yamaha R25 |
Một bộ khung thép với kết cấu đươc làm theo phong cách của những chiếc mô tô hoài cổ đã được Studio Motor tạo ra để ôm lấy khối động cơ 2 xi-lanh thẳng hàng. Sau khi đã có được thiết kế phù hợp, Donny đã độ lại "dàn chân" của chiếc xe độ từ hệ thống treo. Thay vì phuộc ống lồng với đường kính ti trong 41mm, xưởng độ đã lựa chọn cho chiếc xe một cặp phuộc USD ti trong 42mm và ti ngoài 53mm. Trong khi đó, phuộc sau monoshock nay cũng đã được thay bằng phuộc đôi YSS Z-Series với chiều dài 36cm.
Với hệ thông mới cảm giác lái của chiếc R25 sau khi được độ đã tốt hơn rất nhiều so với xe nguyên bản. Để chiếc xe độ có được dáng scrambler, một cặp bánh căm với niềng nhôm TK Japan đã được lựa chọn. Bộ niềng này có kích thước 18x3 inch ở phía trước và 18x3.5 inch ở bánh sau, được bọc xung quanh bởi lốp gai Metzeler Karoo 3 với bản lần lượt 120/80.18 và 150/70/18. Cuối cùng, hệ thống phanh của xe cũng được nâng cấp với đĩa kép phía trước kèm cặp heo Brembo 4 piston, trong khi phanh sau dùng heo Nissin 1 pis.
Ảnh: Xe độ hoài cổ “thoát xác” từ sportbike Yamaha R25 |
Sở trường của Studio Motor là chế ra các chi tiết kim loại. Donny và những cộng sự đã gò cho chiếc xe độ R25 toàn bộ phần thân gồm bình xăng lớn, cặp ốp hai bên thân và cặp chắn bùn từ những tấm kim loại mạ dày 1,2mm. Sau khi đã được hoàn thành, những chi tiết này được gửi tới xưởng sơn Komet Studio tại Jakarta để sơn màu nâu ánh kim.
Một trong những yêu cầu của khách đặt hàng là tạo cho chiếc xe với độ tư thế ngồi thoải mái, vì vậy mà Donny đã lựa chọn ghi-đông nhôm Fatbar cao và rộng cho chiếc xe. Chi tiết này được bắt vào chảng ba thông qua gù nâng, khiến cho tay lái còn được nâng cao hơn nữa. Nằm ở phía trên tay lái là cặp bao tay Barracuda, cùm ga cuốn Active, cùm phanh mới. Đèn pha kép nguyên bản của chiếc xe độ được thay bằng đèn chóa tròn LED 5 inch, trong khi cụm đèn xi-nhan và đèn hậu phía sau được tối giản bằng các bóng nhỏ.
Sau đó, khí thải của động cơ được dẫn qua cặp pô kắp do Studio Motor chế tạo thủ công hoàn toàn, đem tới kiểu dáng cổ điển và tiếng nổ ấn tượng hơn cho chiếc xe. Ngoài ra, một số chi tiết nguyên bản còn lại của chiếc xe độ R25 chỉ gồm cùm công tắc trái, bảng đồng hồ và dàn để chân trước tương xứng với vẻ ngoài "bụi bặm" của mình, bản độ sau khi hoàn thành đã được Donny đặt cho một cái tên mới: "Duster".
Tác giả: Nhật Linh
Nguồn tin: Báo VietNamNet