Để giải quyết tình trạng tắc đường “kinh niên” tại một số thành phố lớn như Bắc Kinh, chính quyền Trung Quốc đã quyết định đưa vào thử nghiệm “siêu xe buýt” với sức chứa lên tới 1.400 người. Nó cũng là một phương tiện xanh khi chỉ sử dụng điện và năng lượng mặt trời để vận hành. Có thể tưởng tượng nó hoạt động như những chiếc xe điện phổ biến cách đây vài chục năm nhưng kích thước và sự tiện ích lớn hơn nhiều.
Siêu xe buýt Trung Quốc được thiết kế khá đặc biệt với mái vòm cao, bao phủ toàn bộ bề ngang của lòng đường. Phía trên cùng là khoang hành khách trong khi phần bánh xe được gắn với đường ray hai bên. Nhờ thiết kế tận dụng không gian phía trên này mà hoạt động của siêu xe buýt không ảnh hưởng đến các phương tiện đi lại trên đường. Trái lại, nó mang tới trải nghiệm mới thú vị cho hành khách khi được ngắm nhìn thành phố từ “trên cao”.
Trên thực tế, ý tưởng về xe buýt tương tự đã được Craig Hodgetts và Lester Walker, hai kiến trúc sư người Mỹ khởi xướng từ năm 1969 với tên gọi Bos-Wash Landliner với mục đích tái thiết kế thành phố New York với tham vọng đạt vận tốc 321 km/giờ và giải quyết bài toán xe công cộng trong khi không làm ảnh hưởng tới xe cá nhân. Rất tiếc là cho đến nay ý tưởng trên vẫn chưa trở thành hiện thực và Trung Quốc có thể là nước đầu tiên hiện thực hóa phiên bản tương tự.
Dự kiến, xe buýt khổng lồ sẽ được thử nghiệm lần đầu tại thành phố Thường Châu vào tháng 7 hoặc tháng 8 tới. Theo mô tả của các kỹ sư thiết kế, xe buýt khổng lồ có thể thay thế 40 xe bus truyền thống và “tiết kiệm” 800 tấn nhiên liệu, 2.500 tấn khí thải carbon mỗi năm so với số xe buýt mà nó thay thế. Đây được xem là một ý tưởng tuyệt vời cho giao thông đô thị, tuy nhiên nó chỉ phù hợp với những cơ sở hạ tầng mới, đồng bộ về kích thước đường xá cũng như không vướng mắc quá nhiều “rào chắn” trên cao.
Xe buýt khổng lồ, bài toán giải quyết tình trạng ách tắc giao thông ở Trung Quốc?
Siêu xe buýt Trung Quốc được thiết kế khá đặc biệt với mái vòm cao, bao phủ toàn bộ bề ngang của lòng đường. Phía trên cùng là khoang hành khách trong khi phần bánh xe được gắn với đường ray hai bên. Nhờ thiết kế tận dụng không gian phía trên này mà hoạt động của siêu xe buýt không ảnh hưởng đến các phương tiện đi lại trên đường. Trái lại, nó mang tới trải nghiệm mới thú vị cho hành khách khi được ngắm nhìn thành phố từ “trên cao”.
Phương tiện này có nhiều ưu điểm, tận dụng được không gian trống trên cao
Trên thực tế, ý tưởng về xe buýt tương tự đã được Craig Hodgetts và Lester Walker, hai kiến trúc sư người Mỹ khởi xướng từ năm 1969 với tên gọi Bos-Wash Landliner với mục đích tái thiết kế thành phố New York với tham vọng đạt vận tốc 321 km/giờ và giải quyết bài toán xe công cộng trong khi không làm ảnh hưởng tới xe cá nhân. Rất tiếc là cho đến nay ý tưởng trên vẫn chưa trở thành hiện thực và Trung Quốc có thể là nước đầu tiên hiện thực hóa phiên bản tương tự.
Mô hình này khó triển khai đối với cơ sở hạ tầng cũ
Dự kiến, xe buýt khổng lồ sẽ được thử nghiệm lần đầu tại thành phố Thường Châu vào tháng 7 hoặc tháng 8 tới. Theo mô tả của các kỹ sư thiết kế, xe buýt khổng lồ có thể thay thế 40 xe bus truyền thống và “tiết kiệm” 800 tấn nhiên liệu, 2.500 tấn khí thải carbon mỗi năm so với số xe buýt mà nó thay thế. Đây được xem là một ý tưởng tuyệt vời cho giao thông đô thị, tuy nhiên nó chỉ phù hợp với những cơ sở hạ tầng mới, đồng bộ về kích thước đường xá cũng như không vướng mắc quá nhiều “rào chắn” trên cao.
Xe buýt khổng lồ có thể "nuốt" cả xe hơi cỡ nhỏ
Tác giả bài viết: Hướng Dương