Du lịch

Vòng quanh thế giới với khóa tình yêu

Khóa tình yêu tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu nhưng cũng là thứ gây tranh cãi ở rất nhiều quốc gia.


Khi hai người đến với nhau, họ tin vào một tình yêu lâu bền và hạnh phúc. Khóa tình yêu ra đời mang ý nghĩa buộc hai người lại với nhau, sau đó vứt chìa khóa đi như biểu tượng “bên nhau mãi mãi”. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng khóa tình yêu đang phá hoại các kiến trúc và cơ sở hạ tầng. Nhưng kể cả việc chính quyền có loại bỏ hàng nghìn cái đi nữa thì hiện tượng này vẫn tiếp tục xuất hiện ở mọi nơi trên thế giới. Ảnh chụp cầu đi bộ Pont des Arts ở Paris vào buổi đêm. Ảnh: Xynn Tii.


Khóa tình yêu trên cầu Hohenzollern, gần nhà thờ Cologne ở Đức. Cây cầu dài 410 m, treo đầy khóa tình yêu trên hàng rào và đến nay gần như đã không còn khe hở. Ảnh: Marc Oliver John.


Cầu Marienbrücke, có tầm nhìn về hướng lâu đài Neuschwanstein ở Đức là địa điểm được rất nhiều đôi ưa thích nhờ vẻ đẹp như bước ra từ những câu chuyện cổ. Ảnh: Freddy Enguix.


Tuy nhiên, hiện tượng này đã gây nên rất nhiều cuộc tranh cãi. Năm 2011, các quan chức ở Bamberg, Đức thông báo sẽ gỡ hết những ổ khóa, là nguyên nhân gây nên sự rỉ sét trên cầu Kettenbrücke. Thế nhưng trước sự phản đối dữ dội từ phía người dân và một số cuộc họp trong thị trấn, những ổ khóa cho đến nay vẫn được giữ lại. Ảnh: Frank Vincentz.


Khóa tình yêu ở Ottawa, Canada. Ảnh: Bust It Away Photography.


Một cây cầu ở Cuenca, Tây Ban Nha. Ảnh: Jesus Soiana.


Trong khi nhiều người tin rằng việc cắt ổ khóa tượng trưng cho những điều không may xảy đến trong mối quan hệ thì người khác lại nghĩ các ổ khóa này thật “chướng mắt” và đưa ra thông điệp: “Các bạn thả tự do cho tình yêu đi, còn để cây cầu lại cho chúng tôi”. Ảnh: Mark.


Cầu tình yêu ở Serbia là nơi khóa tình yêu xuất hiện từ hơn 100 năm trước. Nguyên nhân xuất phát từ một câu chuyện kể về người con gái tên Nada, đến từ Vrnjačka Banja và chàng trai tên Reija. Họ hứa hẹn sẽ bên nhau mãi mãi cho đến khi Reija phải tham gia chiến tranh ở Hy lạp và rơi vào lưới tình với cô gái địa phương tên Corfu. Quá đau khổ vì bị phản bội, Nada ốm và qua đời sau đó. Kể từ lúc ấy, những cô gái trẻ Vrnjačka Banja vì muốn bảo vệ tình yêu đã viết tên của mình và người kia lên ổ khóa rồi móc lên cây cầu nơi Nada và Reija gặp nhau lần đầu tiên. Ảnh: White Writer.


Tuy nhiên, sự rỉ sét và ăn mòn tác động tới những cây cầu đã lên đến mức đáng báo động, gây ra mối đe dọa cho an toàn công cộng trong tương lai. Ảnh: Oiluj Samall Zeid.


Cầu Salzburg ở Áo. Ảnh: Alessandro.

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok