Ngay từ đầu, giới chuyên môn và người hâm mộ bóng đá trong khu vực đã phần nào dự đoán 3/4 vé bán kết sẽ thuộc về Thái Lan, Việt Nam và Myanmar.
Thái Lan có vé dự bán kết là điều đương nhiên, vì đây vẫn là nền bóng đá số 1 Đông Nam Á. Với trình độ của bóng đá xứ Chùa Vàng, họ không đi sâu vào giải mới là chuyện lạ, chứ việc Thái Lan có mặt trong nhóm những đội mạnh nhất là điều không có gì phải bàn cãi.
Thái Lan có vé dự bán kết là điều đương nhiên, vì đây vẫn là nền bóng đá số 1 Đông Nam Á. Với trình độ của bóng đá xứ Chùa Vàng, họ không đi sâu vào giải mới là chuyện lạ, chứ việc Thái Lan có mặt trong nhóm những đội mạnh nhất là điều không có gì phải bàn cãi.
Thái Lan vẫn là thế lực số 1 Đông Nam Á
Thực tế vòng bảng cũng cho thấy Thái Lan là đội giành vé vào bán kết sớm nhất, thậm chí vé nhất bảng A, chỉ sau 2 lượt trận. Họ đang sở hữu chân sút dẫn đầu danh sách vua phá lưới (Teerasil Dangda với 3 bàn thắng), cùng lực lượng được xem là đồng đều nhất, tinh nhuệ nhất.
Trong khi đó, Việt Nam và Myanmar đoạt vé vào vòng bán kết cũng là kết quả được tiên liệu trước. Thứ nhất cả 2 đội này nằm trong bảng đấu khá nhẹ, chỉ có thêm Malaysia và Campuchia ở bảng B (so với bảng A của những Thái Lan, Singapore, Philippines và Indonesia đồng đều hơn).
Ở bảng đấu của Việt Nam và Myanmar, Campuchia có tiến bộ, nhưng vẫn còn xa trình độ của nhóm đầu khu vực. Malaysia đang có nhiều bất ổn ở khâu thượng tầng, lại không tập trung được lực lượng mạnh nhất.
Nhưng bóng đá Việt Nam đang muốn xoá bỏ thế thống trị của Thái Lan
... đội bóng của HLV Nguyễn Hữu Thắng trải qua vòng đấu bảng đầy ấn tượng
Trước đối thủ như vậy, việc Việt Nam với lực lượng có sự hoà trộn giữa kinh nghiệm và sức trẻ, giữa kỹ thuật và sức mạnh đứng nhất bảng là điều không phải bàn cãi. Trong khi đó, Myanmar với lợi thế sân nhà được đánh giá có lợi hơn Malaysia trong cuộc chiến giành chiếc vé còn lại tại bảng B.
Dĩ nhiên, Malaysia của HLV Ong Kim Swee là đội gây thất vọng nhất vòng bảng, với chỉ 1 trận thắng sát nút 3-2 trước Campuchia, lại thắng trong thế liên tục phải rượt đuổi, sau khi bị dẫn trước đến 2 lần.
Những điểm mạnh truyền thống của Malaysia như thể lực, bản lĩnh thi đấu gần như không thấy ở giải đấu năm nay. Lớp cầu thủ lão tướng của Malaysia như Amri, Safee Sali thì không dồi dào thể lực, còn những cầu thủ trẻ hơn lại thiếu sự “lì đòn” như người ta vẫn thường thấy nơi đội bóng xứ Mã.
Myanmar trên đường tìm lại vinh quang xưa
Philippines lại là một trường hợp gây thất vọng khác sau vòng bảng. Việc chủ nhà của bảng A Philippines bị loại sớm, mà không thắng nổi trận nào cũng có thể xem là bất ngờ. Dù vậy, bất ngờ đấy không lớn.
Philippines chuẩn bị cho AFF Cup năm nay dường như không tốt, không có những cầu thủ có chất lượng cao đang thi đấu tại nước ngoài. Khâu thể lực của họ cũng không hơn các đội bóng Đông Nam Á, dù thành phần gồm toàn các cầu thủ gốc châu Âu.
Vả lại, do nằm trong bảng quá nặng ký, với Thái Lan, Singapore và Indonesia, nên việc đội nào trong bảng này bị loại (ngoại trừ Thái Lan) cũng là điều có thể hiểu được lý do.
Trước vòng bán kết, Thái Lan đang đầy khát khao lập kỷ lục 5 lần vô địch (hiện Thái Lan và Singapore đang chia sẻ kỷ lục cùng 4 lần đoạt cúp), Việt Nam đang trên đường lật đổ sự thống trị của Thái Lan trong làng cầu khu vực, đồng thời muốn khép lại một năm vàng của bóng đá nội.
Indonesia và Myanmar đang tiến đến việc lần đầu nâng cúp. Riêng Myanmar mới lần thứ 2 được đá bán kết AFF Cup, kể từ lần đầu vào năm 2004.
Tác giả bài viết: Kim Điền
Nguồn tin: