Ngư dân Nguyễn Anh Tuấn, ở thôn Phổ Trường, xã Nghĩa An, TP.Quảng Ngãi, bị Vietcombank chi nhánh Quảng Ngãi từ chối hồ sơ vay vốn đóng tàu cá vỏ thép, hành nghề lưới rê theo Nghị định số 67/2014 với lý do dự án của anh Tuấn không khả thi, không đủ năng lực trả nợ vay cho ngân hàng.
Theo tìm hiểu của phóng viên, một trong những điều kiện tiên quyết để được vay vốn theo Nghị định 67, đó là người vay vốn phải là người đang kinh doanh nghề cá có hiệu quả. Điều này, chắc chắn cán bộ tín dụng nào của những ngân hàng cho vay đóng tàu theo Nghị định 67 cũng biết và nhớ.
Vì vậy, với trường hợp ngư dân Tuấn, khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn từ khách hàng, cán bộ tín dụng của ngân hàng nói chung, Vietcombank nói riêng sẽ phải tìm hiểu những thông tin ban đầu bằng cách hỏi trực tiếp để tư vấn cho khách hàng. Ngư dân Tuấn trước đây có làm nghề đánh bắt bằng hình thức giã cào, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có làm ăn không hiệu quả nên bán phương tiện chuyển sang làm nghề khác. Và ngư dân Tuấn chưa có kinh nghiệm trong việc đánh bắt hình thức này.
Nếu chuyên nghiệp, ngay khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn, cán bộ tín dụng Vietcombank chi nhánh Quảng Ngãi có thể hỏi ngư dân Tuấn về những thông tin ban đầu và tư vấn cho khách hàng. Thế nhưng phải mất 2 năm, Vietcombank chi nhánh Quảng Ngãi mới đưa ra đánh giá này và từ chối cho ngư dân Tuấn vay.
Bàn về quy trình tiếp nhận hồ sơ, ông Võ Văn Chân- Trưởng ban Khách hàng cá nhân, Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), cho biết trong quy trình của ngân hàng không có quy định là phải hỏi khách hàng. Tuy nhiên, khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn, cán bộ tín dụng phải thẩm định hồ sơ bằng nhiều cách, trong đó có việc nên hỏi khách hàng về những thông tin ban đầu.
“Việc tiếp nhận hồ sơ và hỏi ngay từ đầu là tùy theo trình độ khả năng chuyên nghiệp của từng cán bộ tín dụng. Đây là tính chuyên nghiệp, trình độ, kinh nghiệp của từng cán bộ tín dụng chứ không nằm trong quy trình của ngân hàng” - ông Chân cho biết.
Đối với ngư dân Tuấn, việc có được vay vốn hay không trong thời điểm này có lẽ không còn quan trọng nữa, nhưng sự thiếu chuyên nghiệp của nhân viên tín dụng Vietcombank chi nhánh Quảng Ngãi khiến cho ông ấm ức và hình ảnh, uy tín của ngân hàng cũng vì thế mà giảm sút.
Được biết Vietcombank đã có bước chuyển mình kịp thời khi "nhắm" tới thị trường bán lẻ và định hướng tầm nhìn đến năm 2020 sẽ trở thành ngân hàng số 1 về bán lẻ trên thị trường Việt Nam. Như vậy, một yếu tố quan trọng để thành công, đó là tính chuyên nghiệp trong phong cách phục vụ khách hàng. Đặt giả thiết, nếu những khách hàng khác cũng bị rơi vào tình huống tương tự như ngư dân Tuấn, vậy thương hiệu và uy tín của Vietcombank sẽ thế nào?
Rộng hơn, ngân hàng Việt Nam đang hội nhập một cách sâu rộng, trước mắt là Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và sắp tới là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TTP). Nếu không có sự chuyên nghiệp, bắt đầu tư cung cách phục vụ, các ngân hàng Việt nói chung và Vietcombank nói riêng sẽ có thể chịu thua trên chính “sân nhà” của mình.
Theo tìm hiểu của phóng viên, một trong những điều kiện tiên quyết để được vay vốn theo Nghị định 67, đó là người vay vốn phải là người đang kinh doanh nghề cá có hiệu quả. Điều này, chắc chắn cán bộ tín dụng nào của những ngân hàng cho vay đóng tàu theo Nghị định 67 cũng biết và nhớ.
Vì vậy, với trường hợp ngư dân Tuấn, khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn từ khách hàng, cán bộ tín dụng của ngân hàng nói chung, Vietcombank nói riêng sẽ phải tìm hiểu những thông tin ban đầu bằng cách hỏi trực tiếp để tư vấn cho khách hàng. Ngư dân Tuấn trước đây có làm nghề đánh bắt bằng hình thức giã cào, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có làm ăn không hiệu quả nên bán phương tiện chuyển sang làm nghề khác. Và ngư dân Tuấn chưa có kinh nghiệm trong việc đánh bắt hình thức này.
Nếu chuyên nghiệp, ngay khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn, cán bộ tín dụng Vietcombank chi nhánh Quảng Ngãi có thể hỏi ngư dân Tuấn về những thông tin ban đầu và tư vấn cho khách hàng. Thế nhưng phải mất 2 năm, Vietcombank chi nhánh Quảng Ngãi mới đưa ra đánh giá này và từ chối cho ngư dân Tuấn vay.
Bàn về quy trình tiếp nhận hồ sơ, ông Võ Văn Chân- Trưởng ban Khách hàng cá nhân, Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), cho biết trong quy trình của ngân hàng không có quy định là phải hỏi khách hàng. Tuy nhiên, khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn, cán bộ tín dụng phải thẩm định hồ sơ bằng nhiều cách, trong đó có việc nên hỏi khách hàng về những thông tin ban đầu.
“Việc tiếp nhận hồ sơ và hỏi ngay từ đầu là tùy theo trình độ khả năng chuyên nghiệp của từng cán bộ tín dụng. Đây là tính chuyên nghiệp, trình độ, kinh nghiệp của từng cán bộ tín dụng chứ không nằm trong quy trình của ngân hàng” - ông Chân cho biết.
Đối với ngư dân Tuấn, việc có được vay vốn hay không trong thời điểm này có lẽ không còn quan trọng nữa, nhưng sự thiếu chuyên nghiệp của nhân viên tín dụng Vietcombank chi nhánh Quảng Ngãi khiến cho ông ấm ức và hình ảnh, uy tín của ngân hàng cũng vì thế mà giảm sút.
Được biết Vietcombank đã có bước chuyển mình kịp thời khi "nhắm" tới thị trường bán lẻ và định hướng tầm nhìn đến năm 2020 sẽ trở thành ngân hàng số 1 về bán lẻ trên thị trường Việt Nam. Như vậy, một yếu tố quan trọng để thành công, đó là tính chuyên nghiệp trong phong cách phục vụ khách hàng. Đặt giả thiết, nếu những khách hàng khác cũng bị rơi vào tình huống tương tự như ngư dân Tuấn, vậy thương hiệu và uy tín của Vietcombank sẽ thế nào?
Rộng hơn, ngân hàng Việt Nam đang hội nhập một cách sâu rộng, trước mắt là Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và sắp tới là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TTP). Nếu không có sự chuyên nghiệp, bắt đầu tư cung cách phục vụ, các ngân hàng Việt nói chung và Vietcombank nói riêng sẽ có thể chịu thua trên chính “sân nhà” của mình.
Tác giả bài viết: Trần Giang