Xe

Vì sao phải thay dầu nhớt thường xuyên?

Nếu chủ xe không thay dầu thường xuyên, sau một thời gian dầu có thể đặc quánh thậm chí đóng thành bánh khiến động cơ "chết".

Động cơ ôtô là loại động cơ đốt trong, tức là đốt cháy hỗn hợp khí và nhiên liệu trong lòng xi-lanh, chuyển nhiệt năng thành cơ năng. Quá trình này là tổ hợp các hoạt động liên tục của nhiều chi tiết như piston, xi-lanh, xu-páp, trục cảm, trục khuỷu.... Để các chi tiết làm việc trơn tru cần có chất bôi trơn, đó chính là dầu nhớt.

Dầu nhớt đặc quánh, đen bóng do muội than. Ảnh: CCCauto.

Tác dụng của dầu nhớt không chỉ bôi trơn mà còn che khít các kẽ hở tăng hiệu suất, làm mát các chi tiết, chống gỉ và làm sạch muội than sinh ra trong quá trình đốt cháy. Chính những muội này cộng với bụi kim loại li ti tạo ra trong quá trình ma sát giữa các chi tiết, sẽ khiến dầu đặc dần.

Để đảm bảo hiệu quả, sau một thời gian dài hoạt động, tùy theo loại xe và hãng sẽ có khuyến cáo thay dầu định kỳ, ví dụ mỗi 5.000 km. Nếu tài xế không để ý thay dầu, độ đặc càng ngày càng tăng lên, đến một thời điểm do đặc nặng quá, dầu nhớt lại trở thành lực cản khiến các chi tiết trong động cơ không thể chuyển động, gây ra tình trạng hay gọi là bó máy.

Các bác tài, nhất là phụ nữ nên nhớ hoặc sử dụng các hình thức nhắc nhở qua điện thoại, qua ứng dụng để không quên thời điểm bảo dưỡng định kỳ, thay dầu máy. Xe hơi nào cũng thế, của bền tại người, biết cách sử dụng thì nó sẽ phát huy tối đa tác dụng, ngược lại nếu không sẽ trở thành con bạc khát nước, đốt tiền của chủ nhân.

Tác giả bài viết: Độc giả Hạnh Nhân

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok