Tỷ giá ngoại tệ ở Việt Nam trong 1 tháng qua đã có những biến động mạnh và 2 ngày giao dịch gần đây, lại có sự tăng giảm thất thường. Chưa bao giờ, giá đồng bạc xanh so với đồng Việt Nam lại cao như vậy.
Tỷ giá trung tâm theo Ngân hàng Nhà nước công bố, đã có mức trần là 22.780 đồng/USD. Tại các ngân hàng thương mại, đồng USD được niêm yết với các mức giá trên 22.500 đồng/USD mua vào, trên 22.600 đồng/USD bán giá.
Đặc biệt, nóng nhất là thị trường ngoại tệ tự do, với giá USD đã vượt ngưỡng 23.000 đồng, mức kỷ lục được xác lập là 23.450 đồng/USD.
Tất cả những diễn biến này nói lên điều gì và dự báo sẽ tác động như thế nào tới nền kinh tế Việt Nam?
Chuyên mục Góc nhìn thẳng của báo VietNamNet có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách, Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
Theo dõi cuộc trò chuyện tại clip dưới đây:
TS Nguyễn Đức Thành: Về diễn biến tăng tỷ giá trong thời gian gần đây, chúng tôi thấy có một đặc điểm là, cũng đã rất lâu rồi, thị trường bên ngoài, phi chính thức có sự tách rời tương đối xa so với hệ thống trong ngân hàng. Điều này làm cho chúng tôi rất băn khoăn, không hiểu vấn đề thực sự là do đâu?
Cá nhân tôi thì cho rằng, các vấn đề căn bản của tỷ giá, như cân đối cung cầu ngoại tệ của Việt Nam trong giai đoạn này, kể cả là đến cuối năm nay tương đối ổn định, không có gì bất thường. Ở đây, có lẽ là có các vấn đề về tâm lý.
Có thể, có làn sóng lo ngại nhất định về việc ông Donald Trump khi đắc cử tổng tống Mỹ đã tuyên bố rất hùng hồn rằng, ông sẽ cắt bỏ TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương), trong khi, hiệp định này được kỳ vọng rất nhiều ở Việt Nam trong 2 năm qua. Đó cũng là lý do mà vốn đã chảy vào Việt Nam rất nhiều nhưng trong thời gian gần đây, có thể vốn đã chững lại, kể từ sau khi Donald Trump trở thành tổng thống đắc cử...
Những diễn biến này cũng có thể đã khiến người ta lo ngại nguồn cung đồng USD sẽ thay đổi và triển vọng nền kinh tế Việt Nam thay đổi theo hướng bất lợi hơn... nên đã làm cho đồng Việt Nam yếu đi.
Ngoài ra, có những tin đồn mà tôi thấy không có cơ sở, như việc sẽ đổi tiền chẳng hạn. Người dân nghe vậy cũng lo nên đã có thể chuyển bớt tài sản sang vàng, sang USD trong ngắn hạn làm cho giá USD tăng lên. Khi tin đồn qua đi, không đúng như vậy, những người mua ở thời điểm giá USD rồi phải bán ra với giá thấp đi, hoặc không tăng hơn nữa. Như vậy, có thể có những bất lợi và đó là những rủi ro của thị trường nói chung thôi, có những xáo động nhất định trong bối cảnh cuối năm.
TS Nguyễn Đức Thành: Khi diễn biến tỷ giá không xác định trước như thế này, tức là rủi ro thì đúng là nó có tác động hai chiều, có người được lợi và có người thì bị thiệt hại.
Ở đây, tôi nghĩ, lợi chưa có nhiều. Bởi những nhà xuất khẩu, có thể họ thu đồng USD, khi đổi trong hệ thống liên ngân hàng thì tỷ giá vẫn ổn định, chưa có sự thay đổi quá lớn. Bởi tỷ giá tăng cao chủ yếu là tăng ở ngoài thị trường "chợ đen".
Tuy nhiên, tỷ giá tăng lên, làm cho khoản nợ công tính bằng đồng USD, tính ra tiền Việt sẽ tăng lên, làm cho tỷ lệ nợ công so với GDP sẽ tăng lên. Nhưng thực tế, tỷ lệ nợ nước ngoài bằng ngoại tệ của Việt Nam đang có khuynh hướng giảm gần đây.
Nhưng điều quan trọng hơn, khả năng xuất khẩu, khả năng tăng trưởng nền kinh tế tốt hơn nhờ sự thay đổi tỷ giá như vậy sẽ làm thu nhập của người dân, thu của Chính phủ tăng lên. Như vậy, điều này sẽ làm tăng khả năng trả nợ của Chính phủ tốt hơn nên sẽ làm cho tỷ lệ tăng nợ công (tính theo tiền Việt) sẽ không tăng đáng kể. Đây là câu chuyện nhìn trong một chu trình dài hạn.
Cá nhân tôi cho rằng, tỷ giá có điều chỉnh 1%, 3% sẽ không có ảnh hưởng lớn đến nợ công nói chung. Nguyên nhân gốc của nợ công tăng của chúng ta vẫn là nguyên nhân từ nội bộ nền kinh tế.
Nhà báo Phạm Huyền: Cũng có ý kiến cho rằng, trong xu hướng đồng USD đang mạnh lên hiện nay thì Ngân hàng Nhà nước nên điều chỉnh tăng tỷ giá USD/VND thêm ít nhất 1%. Ý kiến của ông như thế nào về điều này?
TS Nguyễn Đức Thành: Tôi vẫn nghĩ rằng, đây là dịp tốt để chúng ta thay đổi tỷ giá ở Việt Nam. Tôi là người chủ trương ủng hộ làm cho đồng Việt Nam yếu đi. Tôi nghĩ, đây là cơ hội tốt và cũng là hợp lý, để cho tỷ giá vận hành tự nhiên, để đồng Việt Nam không bị tăng giá quá nhiều so với các đồng tiền khác trong khu vực như tiền của Thái Lan, của Trung Quốc, Nhật Bản...
Trong dài hạn, tôi vẫn nhìn với góc độ của người sản xuất trong nước, của người xuất khẩu. Đó là quan điểm của tôi. Nhưng cũng có nhiều người nhìn ở góc độ của nhà nhập khẩu hay các công ty Nhà nước lớn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, bán hàng ở trong nước, họ có thể quan tâm nhiều đến cân đối về nợ công bằng đồng USD. Họ có thể lo ngại như vậy và không muốn làm cho đồng Việt Nam yếu đi.
Hiện nay, các quan điểm như vậy từ các bên thì chưa bao giờ thống nhất được, dung hoà được với nhau. Nhưng tôi nghĩ, vấn đề này phụ thuộc vào tầm nhìn của người điều hành chính sách thôi.
Nhà báo Phạm Huyền: Nhiều tin đồn đã nói đến việc Fed có thể sẽ tăng lãi suất trong phiên họp chính sách định kỳ vào tuần tới, tức 13-14/12. Ông nghĩ sao về điều này và ông dự báo như thế nào về diễn biến tỷ giá cuối năm nay ở Việt Nam?
TS Nguyễn Đức Thành: Tin này đã được dự báo từ cuộc họp của FED lần trước. Trên thực tế, khả năng tăng lãi suất bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Một phần việc làm của Mỹ vẫn tiếp tục tăng. Nếu không tăng lãi suất, khả năng nền kinh tế Mỹ sẽ bước vào giai đoạn tăng quá nóng và từ việc tăng trưởng nóng đó sẽ dẫn tới lạm phát. Do vậy, sớm hay muộn thì FED sẽ phải tăng lãi suất thôi. Đây là điều mà rất nhiều người đã dự đoán, kỳ vọng và chờ đợi. Tôi cũng nghĩ rằng, kỳ này, xác suất về việc FED tăng lãi suất rất cao.
Vậy thì trước việc này, nếu FED tăng lãi suất, lựa chọn chính sách tỷ giá ở Việt Nam có thể có 2 phương án. Phương án 1 là giữ nguyên, tỷ giá của Việt Nam vẫn tiếp tục neo theo đồng USD để không gây ra biến động mạnh. Phương án 2 là thay đổi tỷ giá, ví dụ như điều chỉnh tỷ giá 1% từ nay đến Tết, thậm chí là 2% và chuẩn bị cho một sự giảm giá đồng Việt Nam nhiều hơn nữa sau Tết.
Tôi nghĩ, kịch bản 2 sẽ phù hợp với tự nhiên hơn, phù hợp với vận đồng thị trường hơn, đồng thời không làm mất đi lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên thế giới. Thế nhưng ở Việt Nam, giới điều hành tiền tệ, hay người dân cảm thấy, mỗi khi đồng tiền Việt Nam giảm giá thì họ cho rằng, đó là một thất bại của điều hành kinh tế ở Việt Nam nên rất bi quan. Hoặc Ngân hàng Nhà nước thì cảm thấy thị trường sẽ rất nhạy cảm trước những biến cố đó. Cho nên, nhiều khi, họ muốn giữ can thiệp.
Ngân hàng Nhà nước gần đây đang đi theo hướng thận trọng. Vì vậy, tôi cho là, hướng để thay đổi tỷ giá khả năng là không cao, họ sẽ cố gắng giữ ổn định từ nay đến Tết chẳng hạn, để người dân cảm thấy yên tâm, không có gì bất thường từ nay đến Tết. Tôi nghĩ là như vậy.
Từ năm 2016, Ngân hàng Nhà nước điều hành tỷ giá theo cách thức mới- thông qua tỷ giá trung tâm được công bố hàng ngày. Trên cơ sở đó, các tổ chức tín dụng tham chiếu và đưa ra tỷ giá mua- bán của mình trong biên độ cho phép. Hiện nay, biên độ điều chỉnh tỷ giá là +/-3%.
Cách thức này cho phép tỷ giá ngoại tệ ở Việt Nam sát thị trường hơn, vẫn đảm bảo vai trò quản lý của NHNN trong chính sách tiền tệ, khắc phục được những hạn chế ở cách thức điều hành trước đây, tỷ giá thường bị neo cứng và khó dự đoán.
Năm 2016, tỷ giá ngoại tệ cũng đã trải qua nhiều thử thách với những sự kiện chính trị gây chấn động toàn cầu khiến thị trường tài chính chao đảo như sự kiện Anh rời EU (Brexit vào cuối tháng 6) hay ông Donal Trump đắc cử Tổng thống Mỹ đầu tháng 11. Diễn biến tỷ giá được cho là nóng nhất, gây biến động mạnh về giao dịch là thời điểm tháng 8 năm nay với mốc tăng tới 22.950 đồng/USD trên thị trường tự do.
Ngày 9/12/2016, tỷ giá trung tâm là 22.117 đồng/USD. Với biên độ +/-3%, tỷ giá sàn là 21.453 đồng/USD và tỷ giá trần là 22.780 đồng/USD. Tỷ giá VCB (11h sáng 9/12) là 22.530- 22.610 đồng/USD. Giá USD "chợ đen" ở mức 23.050 đồng/USD mua vào- 23.300 đồng/USD bán ra.
Tỷ giá trung tâm theo Ngân hàng Nhà nước công bố, đã có mức trần là 22.780 đồng/USD. Tại các ngân hàng thương mại, đồng USD được niêm yết với các mức giá trên 22.500 đồng/USD mua vào, trên 22.600 đồng/USD bán giá.
Đặc biệt, nóng nhất là thị trường ngoại tệ tự do, với giá USD đã vượt ngưỡng 23.000 đồng, mức kỷ lục được xác lập là 23.450 đồng/USD.
Tất cả những diễn biến này nói lên điều gì và dự báo sẽ tác động như thế nào tới nền kinh tế Việt Nam?
Chuyên mục Góc nhìn thẳng của báo VietNamNet có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách, Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
Theo dõi cuộc trò chuyện tại clip dưới đây:
Nhà báo Phạm Huyền: Thưa ông, ông có nhìn thấy điều gì bất thường trong diễn biến tăng tỷ giá ngoại tệ trong thời gian qua?
TS Nguyễn Đức Thành: Về diễn biến tăng tỷ giá trong thời gian gần đây, chúng tôi thấy có một đặc điểm là, cũng đã rất lâu rồi, thị trường bên ngoài, phi chính thức có sự tách rời tương đối xa so với hệ thống trong ngân hàng. Điều này làm cho chúng tôi rất băn khoăn, không hiểu vấn đề thực sự là do đâu?
Cá nhân tôi thì cho rằng, các vấn đề căn bản của tỷ giá, như cân đối cung cầu ngoại tệ của Việt Nam trong giai đoạn này, kể cả là đến cuối năm nay tương đối ổn định, không có gì bất thường. Ở đây, có lẽ là có các vấn đề về tâm lý.
Có thể, có làn sóng lo ngại nhất định về việc ông Donald Trump khi đắc cử tổng tống Mỹ đã tuyên bố rất hùng hồn rằng, ông sẽ cắt bỏ TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương), trong khi, hiệp định này được kỳ vọng rất nhiều ở Việt Nam trong 2 năm qua. Đó cũng là lý do mà vốn đã chảy vào Việt Nam rất nhiều nhưng trong thời gian gần đây, có thể vốn đã chững lại, kể từ sau khi Donald Trump trở thành tổng thống đắc cử...
Những diễn biến này cũng có thể đã khiến người ta lo ngại nguồn cung đồng USD sẽ thay đổi và triển vọng nền kinh tế Việt Nam thay đổi theo hướng bất lợi hơn... nên đã làm cho đồng Việt Nam yếu đi.
Ngoài ra, có những tin đồn mà tôi thấy không có cơ sở, như việc sẽ đổi tiền chẳng hạn. Người dân nghe vậy cũng lo nên đã có thể chuyển bớt tài sản sang vàng, sang USD trong ngắn hạn làm cho giá USD tăng lên. Khi tin đồn qua đi, không đúng như vậy, những người mua ở thời điểm giá USD rồi phải bán ra với giá thấp đi, hoặc không tăng hơn nữa. Như vậy, có thể có những bất lợi và đó là những rủi ro của thị trường nói chung thôi, có những xáo động nhất định trong bối cảnh cuối năm.
TS Nguyễn Đức Thanh chia sẻ về tỷ giá ngoại tệ trong chương trình Góc nhìn thẳng
Nhà báo Phạm Huyền: Tỷ giá tăng luôn có tác động hai mặt. Ví dụ như việc Việt Nam vay nợ rất nhiều và chủ yếu bằng đồng USD. Ông nghĩ thế nào với tình trạng tỷ giá tăng như hiện nay sẽ ảnh hưởng đến vấn đề nợ công? Ông đánh giá thế nào về các tác động này?TS Nguyễn Đức Thành: Khi diễn biến tỷ giá không xác định trước như thế này, tức là rủi ro thì đúng là nó có tác động hai chiều, có người được lợi và có người thì bị thiệt hại.
Ở đây, tôi nghĩ, lợi chưa có nhiều. Bởi những nhà xuất khẩu, có thể họ thu đồng USD, khi đổi trong hệ thống liên ngân hàng thì tỷ giá vẫn ổn định, chưa có sự thay đổi quá lớn. Bởi tỷ giá tăng cao chủ yếu là tăng ở ngoài thị trường "chợ đen".
Tuy nhiên, tỷ giá tăng lên, làm cho khoản nợ công tính bằng đồng USD, tính ra tiền Việt sẽ tăng lên, làm cho tỷ lệ nợ công so với GDP sẽ tăng lên. Nhưng thực tế, tỷ lệ nợ nước ngoài bằng ngoại tệ của Việt Nam đang có khuynh hướng giảm gần đây.
Nhưng điều quan trọng hơn, khả năng xuất khẩu, khả năng tăng trưởng nền kinh tế tốt hơn nhờ sự thay đổi tỷ giá như vậy sẽ làm thu nhập của người dân, thu của Chính phủ tăng lên. Như vậy, điều này sẽ làm tăng khả năng trả nợ của Chính phủ tốt hơn nên sẽ làm cho tỷ lệ tăng nợ công (tính theo tiền Việt) sẽ không tăng đáng kể. Đây là câu chuyện nhìn trong một chu trình dài hạn.
Cá nhân tôi cho rằng, tỷ giá có điều chỉnh 1%, 3% sẽ không có ảnh hưởng lớn đến nợ công nói chung. Nguyên nhân gốc của nợ công tăng của chúng ta vẫn là nguyên nhân từ nội bộ nền kinh tế.
Nhà báo Phạm Huyền: Cũng có ý kiến cho rằng, trong xu hướng đồng USD đang mạnh lên hiện nay thì Ngân hàng Nhà nước nên điều chỉnh tăng tỷ giá USD/VND thêm ít nhất 1%. Ý kiến của ông như thế nào về điều này?
TS Nguyễn Đức Thành: Tôi vẫn nghĩ rằng, đây là dịp tốt để chúng ta thay đổi tỷ giá ở Việt Nam. Tôi là người chủ trương ủng hộ làm cho đồng Việt Nam yếu đi. Tôi nghĩ, đây là cơ hội tốt và cũng là hợp lý, để cho tỷ giá vận hành tự nhiên, để đồng Việt Nam không bị tăng giá quá nhiều so với các đồng tiền khác trong khu vực như tiền của Thái Lan, của Trung Quốc, Nhật Bản...
Trong dài hạn, tôi vẫn nhìn với góc độ của người sản xuất trong nước, của người xuất khẩu. Đó là quan điểm của tôi. Nhưng cũng có nhiều người nhìn ở góc độ của nhà nhập khẩu hay các công ty Nhà nước lớn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, bán hàng ở trong nước, họ có thể quan tâm nhiều đến cân đối về nợ công bằng đồng USD. Họ có thể lo ngại như vậy và không muốn làm cho đồng Việt Nam yếu đi.
Hiện nay, các quan điểm như vậy từ các bên thì chưa bao giờ thống nhất được, dung hoà được với nhau. Nhưng tôi nghĩ, vấn đề này phụ thuộc vào tầm nhìn của người điều hành chính sách thôi.
Nhà báo Phạm Huyền: Nhiều tin đồn đã nói đến việc Fed có thể sẽ tăng lãi suất trong phiên họp chính sách định kỳ vào tuần tới, tức 13-14/12. Ông nghĩ sao về điều này và ông dự báo như thế nào về diễn biến tỷ giá cuối năm nay ở Việt Nam?
TS Nguyễn Đức Thành: Tin này đã được dự báo từ cuộc họp của FED lần trước. Trên thực tế, khả năng tăng lãi suất bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Một phần việc làm của Mỹ vẫn tiếp tục tăng. Nếu không tăng lãi suất, khả năng nền kinh tế Mỹ sẽ bước vào giai đoạn tăng quá nóng và từ việc tăng trưởng nóng đó sẽ dẫn tới lạm phát. Do vậy, sớm hay muộn thì FED sẽ phải tăng lãi suất thôi. Đây là điều mà rất nhiều người đã dự đoán, kỳ vọng và chờ đợi. Tôi cũng nghĩ rằng, kỳ này, xác suất về việc FED tăng lãi suất rất cao.
Vậy thì trước việc này, nếu FED tăng lãi suất, lựa chọn chính sách tỷ giá ở Việt Nam có thể có 2 phương án. Phương án 1 là giữ nguyên, tỷ giá của Việt Nam vẫn tiếp tục neo theo đồng USD để không gây ra biến động mạnh. Phương án 2 là thay đổi tỷ giá, ví dụ như điều chỉnh tỷ giá 1% từ nay đến Tết, thậm chí là 2% và chuẩn bị cho một sự giảm giá đồng Việt Nam nhiều hơn nữa sau Tết.
Tôi nghĩ, kịch bản 2 sẽ phù hợp với tự nhiên hơn, phù hợp với vận đồng thị trường hơn, đồng thời không làm mất đi lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên thế giới. Thế nhưng ở Việt Nam, giới điều hành tiền tệ, hay người dân cảm thấy, mỗi khi đồng tiền Việt Nam giảm giá thì họ cho rằng, đó là một thất bại của điều hành kinh tế ở Việt Nam nên rất bi quan. Hoặc Ngân hàng Nhà nước thì cảm thấy thị trường sẽ rất nhạy cảm trước những biến cố đó. Cho nên, nhiều khi, họ muốn giữ can thiệp.
Ngân hàng Nhà nước gần đây đang đi theo hướng thận trọng. Vì vậy, tôi cho là, hướng để thay đổi tỷ giá khả năng là không cao, họ sẽ cố gắng giữ ổn định từ nay đến Tết chẳng hạn, để người dân cảm thấy yên tâm, không có gì bất thường từ nay đến Tết. Tôi nghĩ là như vậy.
Từ năm 2016, Ngân hàng Nhà nước điều hành tỷ giá theo cách thức mới- thông qua tỷ giá trung tâm được công bố hàng ngày. Trên cơ sở đó, các tổ chức tín dụng tham chiếu và đưa ra tỷ giá mua- bán của mình trong biên độ cho phép. Hiện nay, biên độ điều chỉnh tỷ giá là +/-3%.
Cách thức này cho phép tỷ giá ngoại tệ ở Việt Nam sát thị trường hơn, vẫn đảm bảo vai trò quản lý của NHNN trong chính sách tiền tệ, khắc phục được những hạn chế ở cách thức điều hành trước đây, tỷ giá thường bị neo cứng và khó dự đoán.
Năm 2016, tỷ giá ngoại tệ cũng đã trải qua nhiều thử thách với những sự kiện chính trị gây chấn động toàn cầu khiến thị trường tài chính chao đảo như sự kiện Anh rời EU (Brexit vào cuối tháng 6) hay ông Donal Trump đắc cử Tổng thống Mỹ đầu tháng 11. Diễn biến tỷ giá được cho là nóng nhất, gây biến động mạnh về giao dịch là thời điểm tháng 8 năm nay với mốc tăng tới 22.950 đồng/USD trên thị trường tự do.
Ngày 9/12/2016, tỷ giá trung tâm là 22.117 đồng/USD. Với biên độ +/-3%, tỷ giá sàn là 21.453 đồng/USD và tỷ giá trần là 22.780 đồng/USD. Tỷ giá VCB (11h sáng 9/12) là 22.530- 22.610 đồng/USD. Giá USD "chợ đen" ở mức 23.050 đồng/USD mua vào- 23.300 đồng/USD bán ra.
Tác giả bài viết: Phạm Huyền, Clip: Bạt Tuấn- Xuân Quý
Nguồn tin: