Bạn cần biết

Ung thư từ vết nứt gót chân, bác sĩ nói gì?

Ung thư da là một trong 10 bệnh ung thư phổ biến ở Việt Nam, nhiều trường hợp bệnh nhân bị ung thư da nhưng không biết mà điều trị sai dẫn đến bệnh nặng hơn.

Ung thư từ vết nứt gót chân

Ung thư từ vết nứt gót chân

Ông Vũ Minh H. quê Hưng Yên đến khám tại Bệnh viện K trung ương vì ung thư da. Ông H cho biết trước đó ông đã điều trị ung thư da ở một bệnh viện khác. Chia sẻ về căn bệnh của mình, ông H kể cách đấy 3 tháng, ở vùng gót chân của ông vẫn bị nứt hàng mấy chục năm qua cứ đùn thịt và loét loét. Ông H lo lắng nên kiên trì bôi thuốc, đắp lá nhưng không đỡ.

Vết loét từ vùng nứt gót chân ngày càng to, ông H đi kiểm tra tại bệnh viện thì bác sĩ chẩn đoán bị ung thư hắc tố da. Ông H vô cùng ngỡ ngàng và nghĩ rằng mình bị nứt gót chân nên mới gây ra ung thư da.

Theo bác sĩ Vũ Nguyệt Minh – Bệnh viện Da liễu trung ương cho biết về lý thuyết, các vết thương mạn tính đều có thể ung thư hóa. Nhưng bệnh nứt gót chân không nằm trong nhóm bệnh này.

Theo bác sĩ Minh nứt gọt chân là bệnh lý thuộc nhóm eczema bàn chân, mùa đông nứt nẻ chảy máu do bệnh khô da ở lòng bàn chân. Nó không phải là nguy cơ của ung thư da.Trường hợp này có thể bệnh nhân nhầm nhầm với vết loét.

Chính vì thế, khi có dấu hiệu vết loét lâu lành, tổn thương tăng sắc tố thâm, đen, tổn thương sùi, tổn thương chảy máu, dày sừng dạng điểm … bệnh nhân nên đi kiểm tra để sàng lọc sớm ung thư da.

Có ba nhóm ung thư da đó là ung thư tế bào đáy với những triệu chứng như tổn thương vùng tiếp xúc ánh sáng, có xu hướng loét, chảy máu, tăng sắc tố…

Ung thư tế bào vảy bệnh nhân là nam giới bị chít hẹp bao quy đầu, các vết loét lâu lành, các nốt sùi do virut HPV…

Cuối cùng là ung thư hắc tố trên nốt ruồi cũ hoặc mới xuất hiện với dấu hiệu hình dạng không đối xứng, màu sắc không đồng đều, dễ chảy máu, hay xuất hiện vùng gan bàn tay - bàn chân.

Theo thống kê của BV Da liễu Trung ương, mỗi năm điều trị cho hơn 300 trường hợp mắc ung thư da và số lượng bệnh nhân tăng thêm 10-15% qua mỗi năm.

Tuy nhiên, rất ít người để ý đến căn bệnh này, khi thấy có những vết lạ trên da, người bệnh thường lầm tưởng là nốt ruồi hoặc vết bớt bình thường nên không đi khám sớm, dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề.

Điển hình như trường hợp 2 nam bệnh nhân ở Hà Nội, phát hiện vết đen bất thường trên mặt vài năm nhưng không điều trị gì vì nghĩ là nốt ruồi, khi đến bệnh viện đốt laser thẩm mỹ, bác sĩ phát hiện ung thư da đã chuyển sang giai đoạn muộn, phải điều trị hóa chất và xạ trị.

Để phát hiện những dấu hiệu cơ bản của khối u ác tính, bạn nên kiểm tra sự phát triển của những nốt ruồi, cũng như đường viền, màu sắc, đường kính, tính đối xứng của chúng. Tuy nhiên, quan trọng nhất là bạn phải kiểm tra những nốt ruồi mới xuất hiện: nó đang phát triển hay thay đổi như thế nào. Các triệu chứng có thể là ngứa, chảy máu, đóng vảy.

Tác giả: Khánh Ngọc

Nguồn tin: Báo Infonet

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok