|
Lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội) khai mạc sáng 21/2 (mùng 6 tháng Giêng). Để đề phòng tình huống phản cảm, năm nay, lễ hội không còn đoàn rước giò hoa tre, giò trầu cau từ đền Thượng xuống đền Mẫu và đền Hạ.
|
Các lễ vật như hoa tre, trầu cau… được để lại trong đền Thượng, tránh tình trạng cướp lộc hỗn loạn, mất trật tự như các năm trước.
|
Trong các kiệu rước thì kiệu chở “Tướng bà” được đưa từ đình làng Yên Tàng (xã Bắc Phú) là quan trọng nhất. Đoàn rước kiệu "Tướng bà" gồm các cụ cao tuổi, cán bộ đoàn thể trong xã và 12 thanh niên trên 18 tuổi bảo vệ kiệu.
|
Năm nay, em Trịnh Khánh Linh (9 tuổi) được chọn đóng vai “Tướng bà”. Người được lựa chọn là những bé gái 9-12 tuổi, xuất thân trong gia đình văn hóa, có phẩm chất đạo đức tốt, gương mặt sáng sủa, ưa nhìn.
|
Theo người dân, những năm trước đây đã xảy ra hiện tượng cướp “Tướng bà” và đòi tiền chuộc. Vì thế gần đây, “Tướng bà” được bảo vệ nghiêm ngặt.
|
Mỗi lần rời kiệu “Tướng bà” đều có người cõng hay bế. Khi đã yên vị trên kiệu, bất kể dù người lớn hay nhỏ tuổi hơn “Tướng bà” đều phải xưng “con”.
|
Nhiều người dân mừng tuổi cho “Tướng bà” vừa để chúc mừng, vừa để lấy may mắn trong một năm tới.
|
Khi đến đền Thượng, “Tướng bà” vẫn ngồi trên kiệu, đoàn rước đọc sớ cáo bạch với Đức Thánh Gióng.
|
Nhân vật chính trực tiếp vào hành lễ tại gian thờ chính.
|
Sau đó cởi bỏ trang phục, tiếp tục lễ tạ tại các đền.
|
Dù vậy, đội an ninh luôn túc trực bên cạnh “Tướng bà” để đảm bảo an toàn,
|
Hết buổi lễ, "Tướng bà" Khánh Linh được bế đưa ra ôtô trở về gia đình. Lúc này, đội bảo vệ vẫn làm nhiệm vụ bởi những kẻ xấu có thể bắt cóc bất cứ lúc nào để "lấy may".
|
Những gia đình có con cháu được ngồi trên kiệu đều là niềm vinh dự của cả dòng tộc.
Tác giả: Quỳnh Trang
Nguồn tin: zing.vn