Giáo dục

Tự chủ trường công để tăng lương cho nhà giáo

TS Trịnh Ngọc Thạch, Trường ĐH KHXH&NV - ĐH Quốc gia Hà Nội, thành viên ban soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục chia sẻ như vậy với Pháp Luật TP.HCM về việc lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

TS Thạch cho rằng việc ghi điều này vào Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung một sửa đổi, bổ sung một số điều là có căn cứ, khả thi, đúng với tâm tư nguyện vọng của đa số những người làm nghề giáo. Tuy nhiên, việc thực hiện do Chính phủ xây dựng, còn luật chỉ đưa ra nguyên tắc để cụ thể hóa các chính sách, chủ trương.

Về nguồn tiền ở đâu để chi trả cho nhà giáo cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp, trong khi tổng chi ngân sách 20% cho ngành giáo dục? TS Thạch tính toán có thể sắp xếp lại hệ thống các trường ĐH công lập.

Tăng tự chủ cho các trường ĐH để có thêm nguồn tài chính để tăng lương cho giáo viên mầm non, tiêu học. Ảnh: P.ĐIỀN

TS Thạch ví dụ, các trường ĐH công lập tự chủ cao thường tự chủ chi thường xuyên, trong đó có tự chủ trả lương cho giáo viên theo mức lương nhà nước nhưng là ngân sách của trường. Cạnh đó có thể chuyển một số trường thành trường tư thục để họ tự chủ về ngân sách. Như vậy sẽ co phần ngân sách nhà nước lại. Về cơ bản, tăng quyền tự chủ chính là tăng phần chi trả lương cho giáo viên mầm non, tiểu học, vì đây là những bậc học rất khó tự chủ lương.

“Tăng quyền tự chủ cho các trường có khả năng tự chủ để họ không lấy ngân sách lương và chuyển phần này về các trường mầm non, tiểu học do đây là khu vực phổ cập” - TS. Thạch nói.

Tác giả: PHONG ĐIỀN

Nguồn tin: Báo Pháp luật TP.HCM

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok