Kinh tế

Trồng ổi trên đất cằn cho thu nhập cao

Trước đây, bà con DTTS huyện Nghĩa Đàn thường đốt nương làm rẫy với thói quen "nhờ trời", nhưng những năm gần đây, với sự vào cuộc mạnh mẽ của Đảng, chính quyền trong việc tuyên truyền, làm thay đổi nhận thức nên cách nghĩ cách làm của đồng bào đã có nhiều thay đổi. Việc mạnh dạn đưa cây ổi vào trồng trên vùng đất cằn cho hiệu quả cao đã làm thay đổi thói quen "nhờ trời" bằng nhận thức: Trồng cây muốn thu được quả thì phải đầu tư chăm bẵm.

Xã Nghĩa Lâm – huyện Nghĩa Đàn có hơn 50% đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống nhân dân chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp nên gặp nhiều khó khăn. Trước đây, nông dân thường đốt nương làm rẫy với thói quen “nhờ trời”, nhưng những năm gần đây, với sự vào cuộc mạnh mẽ của Đảng, chính quyền trong việc tuyên truyền, làm thay đổi nhận thức cũng như tư duy nên cách nghĩ cách làm của đồng bào đã có nhiều thay đổi. Điển hình là trên 50ha đất đồi, đất cằn kém hiệu quả nông dân ở đây đã mạnh dạn cải tạo đất, chuyển đổi sang trồng Ổi cho thu nhập cao gấp nhiều lần trước đây.
images1349637 C y i ph t tri n t t tr n t c n
Hơn 300 gốc ổi Đài Loan của gia đình bà Ngân Thị Đông phát triển tốt trên đất cằn

Bà Ngân Thị Đông dân tộc Thái, xóm Khe Yêu, xã Nghĩa Lâm là một trong những người đi đầu trong việc đưa cây ổi lên đồi. Bà Đông chia sẻ: Trước đây, quen mang gùi lên nương lên rẫy, còng lưng nhưng thu nhập bữa có bữa không. Được mất đều nhờ trời, nhưng giờ mình bày cho con cái trồng cây muốn thu được quả thì phải đầu tư chăm bẵm.
2images1349638 i l c y nhanh cho thu nh p th i gian tr ng t 6 th ng n 1 n m c y i s cho qu
Ổi là cây nhanh cho thu nhập, trồng từ 6 tháng đến 1 năm, cây ổi sẽ cho quả

Với diện tích hơn 7 sào, bà Ngân Thị Đông đã đầu tư trồng hơn 300 gốc Ổi Đài Loan. Đến nay, gia đình đã thu hoạch được 2 lứa, mỗi lứa 30 triệu đến 50 triệu đồng. Đây là số tiền mà trước đây bà chưa từng nghĩ đến bởi đất đồi cằn, trước đây trồng keo cũng không cho hiệu quả. Trồng ổi khoảng 6 tháng đến 1 năm là cho thu hoạch, người nông dân phải chăm tưới, bọc, thường xuyên kiểm tra bắt sâu, phát hiện nấm...
3images1349639 ng L S V x Ngh a S n cho bi t tr ng i kh ng ph i phun thu c v i c b c ngay t nh
Ông Lê Sỹ Vị cho biết: Trồng ổi không phải phun thuốc vì ổi được bọc ngay từ nhỏ

Còn gia đình ông Lê Sỹ Vị ở xóm Sơn Hạ - xã Nghĩa Sơn, có 5 sào đất bạc màu, trước đây, ông trồng cây keo lá tràm để lấy gỗ nhưng đất quá cằn cỗi, cây trồng lên nhưng không phát triển, ông lại chuyển sang trồng cỏ và nhiều cây trồng khác nhưng đều thất bại vì đất quá xấu. Quyết tâm không để đất bỏ hoang, ông vay tiền đầu tư thuê máy múc san ủi, đào giếng và mạnh dạn đưa giống ổi lê Đài Loan vào trồng. Sau một năm bỏ công, bỏ sức, cuối cùng cây không phụ lòng người, 5 sào ổi trên đất cằn đã cho thu nhập trên 70 triệu đồng. Cây ổi cho quả quanh năm, ngày nào cũng có thương lái đến hái.

Không chỉ bà Đông, ông Vỵ mà đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, nông dân Nghĩa Lâm nói chung đã thay đổi cách nghĩ, cách làm. Nhiều gia đình thấy được hiệu quả từ cây ổi mang lại đã mạnh chuyển đổi các diện tích kém hiệu quả, đặc biệt là đất triền đồi, đất cằn sang trồng Ổi. Hiện nay, trên toàn xã Nghĩa Lâm đã có hơn 50ha ổi.

4images1349640 c y i ra qu li n t c m i n m 2 v v o m a n ng m b o tr i ng t c y ph i c t i n c th ng xuy n
Cây ổi ra quả liên tục, mỗi năm 2 vụ, vào mùa nắng, để đảm bảo trái ngọt cây phải được tưới nước thường xuyên

Ông Lê Trung Kiên – Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Lâm cho biết thêm: Trong thời gian tới, xã khảo sát để tiếp tục nhân rộng, định hướng bà con chuyển đổi các cây kém hiệu quả sang trồng ổi. Bên cạnh đó, một số cây trồng khác như Cam, Bưởi, Bơ cũng được phát triển diện tích. Xã luôn chú trọng giúp người dân ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt nhằm tăng năng suất, hiệu quả cây trồng. Đồng thời tạo mọi điều kiện tốt nhất về vốn thông qua chương trình vay vốn của các ngân hàng.

Việc thay đổi nhận thức của người dân trong phát triển kinh tế là một nỗ lực trong xóa đói giảm nghèo cũng như nâng cao đời sống của huyện Nghĩa Đàn. Không chỉ ở xã Nghĩa Lâm mà ở nhiều xã trên các diện tích đất cằn, nông dân đã biến “sỏi đá thành cơm” bằng việc trồng các giống Ổi chất lượng cao.

Tác giả bài viết: Đinh Thùy - Đài TTTH Nghĩa Đàn

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok