Có 10.000 đồng thôi ạ?
Thôi thì chẳng “ăn mày dĩ vãng” với nỗi nhớ tuổi thơ triền miên dai dẳng, rằng ngày bé mà được mừng tuổi là vui không để đâu cho hết, chứ chưa nói đến chừng này, chừng này, chừng này nữa… kẻo nhiều người lại bảo “bao giờ cho đến ngày xưa, cứ so làm gì?”, nhưng quả thực, nhìn tục mừng tuổi cho trẻ em đang ngày càng bị biến tướng mà vừa buồn vừa thương.
Tôi cũng như nhiều người, quanh năm làm ăn vất vả, tích cóp được chút ít, ngày Tết cũng phải căn ke từng đồng sao cho hợp lý vì rất nhiều khoản phải chi tiêu, chứ không thể vung tay quá trán mà hoang phí, trong đó có một khoản năm nào cũng đau đầu tính toán là tiền mừng tuổi.
Tuy chưa có gia đình nhưng mỗi lần tất bật đi đổi tiền mới mừng tuổi tôi cũng “toát mồ hôi”, vì bố mẹ đều là con trưởng, họ hàng nội ngoại lại đông anh em, cháu chắt, ngày Tết nhà lúc nào cũng đông vui tấp nập.
Tôi chỉ nghĩ đơn giản, trẻ con ngày Tết thích là thích cảm giác được nhận những phong bao lì xì với đủ màu sắc, hình họa bắt mắt, đẹp đẽ cùng những lời chúc tốt lành cho năm mới, còn số tiền trong phong bao không quá quan trọng. Vì thật ra, trẻ con cũng đâu được giữ tiền, sau Tết lại đưa hết cho bố mẹ để mua quần áo, sách bút, hoặc cùng lắm được cho một chút tiền lẻ đi hội hè cùng các bạn.
Thế nên tôi thường đổi tiền có mệnh giá 10.000 đồng, hoặc cùng lắm là 20.000 đồng mới tinh, cho vào những phong bao lì xì in hình con vật biểu tượng của năm mới, gặp đứa trẻ nào dù họ hàng xa gần, hàng xóm láng giềng cũng mừng một phong bao, gọi là chúc lấy may cho năm mới.
Thường thì đứa trẻ nào cũng hân hoan khi nhận những phong bao xanh đỏ sặc sỡ ấy, tự cất vào túi quần áo mới, hoặc đưa ngay cho bố mẹ giữ hộ để khỏi rơi mất. Nhìn hình ảnh đó tôi vui lắm, vì thấy như mình ngày bé vậy. Thích nhất là chiếc phong bao đẹp, thích nhì là đồng tiền mới tinh, còn thơm mùi giấy bạc và chưa có nếp gấp.
Thế nhưng một hai năm trở lại đây, không ít lần tôi vừa xấu hổ vừa giận khi chứng kiến cảnh đứa trẻ cầm phong bao lì xì mở ra đếm tiền ngay trước mặt mọi người rồi vứt toẹt xuống đất vì “có 10.000 đồng thôi ạ?”. Không chỉ chê ít tiền rồi ném luôn cả chiếc phong bao, đứa trẻ còn nằng nặc kéo bố mẹ đi vì “đến nhà khác được nhiều tiền mừng tuổi hơn”.
Tôi đứng đó mà không để đâu hết ngại ngùng, không phải ngại vì số tiền trong phong bao lì xì cho trẻ con ít ỏi, mà ngại vì không biết bố mẹ đã dạy trẻ nhỏ điều gì, mà để các con mới vài ba tuổi đầu đã biết so đo thiệt hơn từ đồng tiền mừng tuổi, để rồi ném toẹt cả tình cảm mà người lớn mà vừa mới trao tặng chưa dứt tay.
Ai đã dạy trẻ chê tiền ít?
Tôi không giận mấy đứa trẻ con, vì chúng có biết gì đâu mà giận. Thấy thương chúng nhiều hơn, vì niềm vui ngày Tết không trọn vẹn. Khi một đứa trẻ biết tính toán thiệt hơn giữa những đồng bạc giấy, rạch ròi như thế, nghĩa là đã mất đi sự hồn nhiên vô tư lự quý giá nhất của lứa tuổi đẹp đẽ đó mất rồi.
Có giận, là giận người lớn đã vô tình hoặc cố ý nhồi nhét vào đầu con trẻ tư tưởng mừng tuổi ít, mừng tuổi nhiều như vậy.
Bố mẹ cứ về đến nhà, mở phong bao ra rồi nguýt dài “bác A làm ở thành phố về mà mừng tuổi được có 10.000 đồng, không bằng chú B đi buôn gà ở quê, mừng tận 100.000 đồng”, thì làm sao trách được trẻ con ném toẹt đồng 10.000 xuống đất, rồi bắt chước cái giọng mỉa mai, “năm sau con không đến nhà bác A nữa đâu, được có 10.000 đồng đến làm gì?”.
Rồi ra Tết các bố các mẹ ngồi so, “thằng Bờm nhà tôi năm nay được 7 triệu tiền mừng tuổi, gấp rưỡi năm ngoái”; “con Bống được những 10 triệu, nó bé nhất họ nên ai cũng mừng tuổi nhiều”…thì mỗi cái Tết, là một cuộc toan tính của cha mẹ chứ đâu còn là sự háo hức của các con.
Và con trẻ, thích cái ruột bên trong những phong bao lì xì kia, là điều hiển nhiên rồi, có gì phải bàn cãi.
Trước khi trở thành cha mẹ, ai cũng đi qua đoạn đường tuổi thơ, vậy mà nhiều người quên mất, đó là quãng thời gian đẹp nhất, vô tư nhất, đáng nhớ nhất, và cũng thật ngắn ngủi nhất, để khi trưởng thành nhìn lại, thấy nhớ nhung tiếc nuối biết bao nhiêu. Quên mất điều ấy, để rồi chính tay mẹ cha, vô tình đánh cắp tuổi thơ, đánh cắp sự hồn nhiên trong sáng ấy, thay bằng những tính toán vật chất khiến cả trẻ con, cả người lớn đều tổn thương.
Không xa xôi bằng tiền xu, tiền hào như bố mẹ tôi ngày trước, trong mớ hỗn độn những dấu tích tuổi thơ mà thỉnh thoảng về nhà tôi vẫn lôi ra ngắm nghía, là cả tệp tiền mừng tuổi 200 đồng, 500 đồng đỏ chót, thẳng thớm nhận được từ ông bà, cha mẹ, họ hàng những ngày còn thơ bé.
Chạm vào những đồng tiền tưởng như không còn giá trị ấy, là thấy lại nguyên vẹn sự háo hức, chờ mong những ngày Tết về. Cái cảm giác mừng rỡ, tươi rói khi nhận những đồng tiền lẻ thật mới, kèm cái xoa đầu dặn dò “năm mới phải ngoan ngoãn với bố mẹ, hiếu thảo với ông bà, học giỏi con nhé…” sao mà nhớ, sao mà thấy quý mến tình thân đến thế. Niềm vui ngày Tết của trẻ thơ, ở đó chứ ở đâu.
Thôi thì chẳng “ăn mày dĩ vãng” với nỗi nhớ tuổi thơ triền miên dai dẳng, rằng ngày bé mà được mừng tuổi là vui không để đâu cho hết, chứ chưa nói đến chừng này, chừng này, chừng này nữa… kẻo nhiều người lại bảo “bao giờ cho đến ngày xưa, cứ so làm gì?”, nhưng quả thực, nhìn tục mừng tuổi cho trẻ em đang ngày càng bị biến tướng mà vừa buồn vừa thương.
Tôi cũng như nhiều người, quanh năm làm ăn vất vả, tích cóp được chút ít, ngày Tết cũng phải căn ke từng đồng sao cho hợp lý vì rất nhiều khoản phải chi tiêu, chứ không thể vung tay quá trán mà hoang phí, trong đó có một khoản năm nào cũng đau đầu tính toán là tiền mừng tuổi.
Tuy chưa có gia đình nhưng mỗi lần tất bật đi đổi tiền mới mừng tuổi tôi cũng “toát mồ hôi”, vì bố mẹ đều là con trưởng, họ hàng nội ngoại lại đông anh em, cháu chắt, ngày Tết nhà lúc nào cũng đông vui tấp nập.
Trẻ con ngày Tết thích là thích cảm giác được nhận những phong bao lì xì với đủ màu sắc, hình họa bắt mắt, đẹp đẽ cùng những lời chúc tốt lành cho năm mới
Tôi chỉ nghĩ đơn giản, trẻ con ngày Tết thích là thích cảm giác được nhận những phong bao lì xì với đủ màu sắc, hình họa bắt mắt, đẹp đẽ cùng những lời chúc tốt lành cho năm mới, còn số tiền trong phong bao không quá quan trọng. Vì thật ra, trẻ con cũng đâu được giữ tiền, sau Tết lại đưa hết cho bố mẹ để mua quần áo, sách bút, hoặc cùng lắm được cho một chút tiền lẻ đi hội hè cùng các bạn.
Thế nên tôi thường đổi tiền có mệnh giá 10.000 đồng, hoặc cùng lắm là 20.000 đồng mới tinh, cho vào những phong bao lì xì in hình con vật biểu tượng của năm mới, gặp đứa trẻ nào dù họ hàng xa gần, hàng xóm láng giềng cũng mừng một phong bao, gọi là chúc lấy may cho năm mới.
Thường thì đứa trẻ nào cũng hân hoan khi nhận những phong bao xanh đỏ sặc sỡ ấy, tự cất vào túi quần áo mới, hoặc đưa ngay cho bố mẹ giữ hộ để khỏi rơi mất. Nhìn hình ảnh đó tôi vui lắm, vì thấy như mình ngày bé vậy. Thích nhất là chiếc phong bao đẹp, thích nhì là đồng tiền mới tinh, còn thơm mùi giấy bạc và chưa có nếp gấp.
Thế nhưng một hai năm trở lại đây, không ít lần tôi vừa xấu hổ vừa giận khi chứng kiến cảnh đứa trẻ cầm phong bao lì xì mở ra đếm tiền ngay trước mặt mọi người rồi vứt toẹt xuống đất vì “có 10.000 đồng thôi ạ?”. Không chỉ chê ít tiền rồi ném luôn cả chiếc phong bao, đứa trẻ còn nằng nặc kéo bố mẹ đi vì “đến nhà khác được nhiều tiền mừng tuổi hơn”.
Tôi đứng đó mà không để đâu hết ngại ngùng, không phải ngại vì số tiền trong phong bao lì xì cho trẻ con ít ỏi, mà ngại vì không biết bố mẹ đã dạy trẻ nhỏ điều gì, mà để các con mới vài ba tuổi đầu đã biết so đo thiệt hơn từ đồng tiền mừng tuổi, để rồi ném toẹt cả tình cảm mà người lớn mà vừa mới trao tặng chưa dứt tay.
Ai đã dạy trẻ chê tiền ít?
Tôi không giận mấy đứa trẻ con, vì chúng có biết gì đâu mà giận. Thấy thương chúng nhiều hơn, vì niềm vui ngày Tết không trọn vẹn. Khi một đứa trẻ biết tính toán thiệt hơn giữa những đồng bạc giấy, rạch ròi như thế, nghĩa là đã mất đi sự hồn nhiên vô tư lự quý giá nhất của lứa tuổi đẹp đẽ đó mất rồi.
Có giận, là giận người lớn đã vô tình hoặc cố ý nhồi nhét vào đầu con trẻ tư tưởng mừng tuổi ít, mừng tuổi nhiều như vậy.
Bố mẹ cứ về đến nhà, mở phong bao ra rồi nguýt dài “bác A làm ở thành phố về mà mừng tuổi được có 10.000 đồng, không bằng chú B đi buôn gà ở quê, mừng tận 100.000 đồng”, thì làm sao trách được trẻ con ném toẹt đồng 10.000 xuống đất, rồi bắt chước cái giọng mỉa mai, “năm sau con không đến nhà bác A nữa đâu, được có 10.000 đồng đến làm gì?”.
Rồi ra Tết các bố các mẹ ngồi so, “thằng Bờm nhà tôi năm nay được 7 triệu tiền mừng tuổi, gấp rưỡi năm ngoái”; “con Bống được những 10 triệu, nó bé nhất họ nên ai cũng mừng tuổi nhiều”…thì mỗi cái Tết, là một cuộc toan tính của cha mẹ chứ đâu còn là sự háo hức của các con.
Và con trẻ, thích cái ruột bên trong những phong bao lì xì kia, là điều hiển nhiên rồi, có gì phải bàn cãi.
Trước khi trở thành cha mẹ, ai cũng đi qua đoạn đường tuổi thơ, vậy mà nhiều người quên mất, đó là quãng thời gian đẹp nhất, vô tư nhất, đáng nhớ nhất, và cũng thật ngắn ngủi nhất, để khi trưởng thành nhìn lại, thấy nhớ nhung tiếc nuối biết bao nhiêu. Quên mất điều ấy, để rồi chính tay mẹ cha, vô tình đánh cắp tuổi thơ, đánh cắp sự hồn nhiên trong sáng ấy, thay bằng những tính toán vật chất khiến cả trẻ con, cả người lớn đều tổn thương.
Không xa xôi bằng tiền xu, tiền hào như bố mẹ tôi ngày trước, trong mớ hỗn độn những dấu tích tuổi thơ mà thỉnh thoảng về nhà tôi vẫn lôi ra ngắm nghía, là cả tệp tiền mừng tuổi 200 đồng, 500 đồng đỏ chót, thẳng thớm nhận được từ ông bà, cha mẹ, họ hàng những ngày còn thơ bé.
Chạm vào những đồng tiền tưởng như không còn giá trị ấy, là thấy lại nguyên vẹn sự háo hức, chờ mong những ngày Tết về. Cái cảm giác mừng rỡ, tươi rói khi nhận những đồng tiền lẻ thật mới, kèm cái xoa đầu dặn dò “năm mới phải ngoan ngoãn với bố mẹ, hiếu thảo với ông bà, học giỏi con nhé…” sao mà nhớ, sao mà thấy quý mến tình thân đến thế. Niềm vui ngày Tết của trẻ thơ, ở đó chứ ở đâu.
Khi một đứa trẻ biết tính toán thiệt hơn giữa những đồng bạc giấy, rạch ròi như thế, nghĩa là đã mất đi sự hồn nhiên vô tư lự quý giá nhất của lứa tuổi đẹp đẽ đó mất rồi. |
Tác giả bài viết: An My
Nguồn tin: