AP đưa tin sắc lệnh hành pháp mới của ông Trump sẽ bị tạm ngưng trên toàn quốc sau phán quyết của thẩm phán liên bang Derrick Watson tại tòa cấp quận ở Hawaii hôm 15/3 (theo giờ địa phương), chỉ một ngày trước khi lệnh này có hiệu lực.
Trước đó, Tổng chưởng lý bang Hawaii Doug Chin đã đại diện bang này nộp đơn kiện lên tòa án quận. Hawaii nằm trong hơn nửa số bang của Mỹ cố gắng ngăn chặn lệnh cấm nhập cư mới.
Hôm qua, tòa án liên bang ở Maryland thuộc bang Washington và Hawaii đã nghe các phiên tranh luận để xem xét việc có nên thực thi lệnh hạn chế nhập cư mới hay không.
Hawaii lập luận rằng sắc lệnh mới tiếp tục thể hiện sự phân biệt đối xử dựa trên quốc tịch và ngăn cản người dân Hawaii đón người thân từ 6 quốc gia Hồi giáo bị cấm. Bang này cũng nói rằng lệnh cấm sẽ làm tổn hại đến ngành du lịch và việc tuyển sinh viên cũng như công nhân nước ngoài.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6/3 ký sắc lệnh cấm nhập cảnh mới, có hiệu lực từ ngày 16/3. Lệnh này cấm công dân từ 6 quốc gia Hồi giáo nhập cảnh vào Mỹ. Iraq không có tên trong lệnh cấm mới.
Lệnh cấm nhập cư mới của ông Trump ra đời 6 tuần sau lệnh cấm trước đó, vốn gây nhiều tranh cãi và làm xáo trộn nhiều cuộc sống của hàng nghìn người tại Mỹ cũng như những người muốn tới đây. Sắc lệnh thứ hai có nhiều điểm khác biệt, đặc biệt không cấm những công dân chính thức và những người có thẻ xanh nhập cảnh vào Mỹ.
Cũng tại buổi họp báo trên, thượng nghị sĩ Lindsey Graham, người dẫn đầu cuộc điều tra của Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ về mối quan hệ nghi vấn giữa ông Trump và Nga, đã gây sức ép yêu cầu FBI đưa ra thông tin về cuộc điều tra do cơ quan này tiến hành.
Ông Graham sẽ yêu cầu trát tòa buộc giám đốc FBI James Comey cung cấp chi tiết về cuộc điều tra nhằm vào Nga, cũng như về những bằng chứng để chứng minh điện thoại của ông Trump từng bị nghe lén. Ông Comey cam kết đưa ra câu trả lời vào tối 15/3.
Trong một diễn biến khác, Bộ Tư pháp Mỹ đã công khai cáo trạng truy tố 4 người, trong đó có 2 nhân viên của cơ quan tình báo Nga FSB, do tình nghi liên quan đến vụ tấn công làm rò rỉ 500 triệu tài khoản Yahoo năm 2014.
Trước đó, Tổng chưởng lý bang Hawaii Doug Chin đã đại diện bang này nộp đơn kiện lên tòa án quận. Hawaii nằm trong hơn nửa số bang của Mỹ cố gắng ngăn chặn lệnh cấm nhập cư mới.
Hôm qua, tòa án liên bang ở Maryland thuộc bang Washington và Hawaii đã nghe các phiên tranh luận để xem xét việc có nên thực thi lệnh hạn chế nhập cư mới hay không.
Hawaii lập luận rằng sắc lệnh mới tiếp tục thể hiện sự phân biệt đối xử dựa trên quốc tịch và ngăn cản người dân Hawaii đón người thân từ 6 quốc gia Hồi giáo bị cấm. Bang này cũng nói rằng lệnh cấm sẽ làm tổn hại đến ngành du lịch và việc tuyển sinh viên cũng như công nhân nước ngoài.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6/3 ký sắc lệnh cấm nhập cảnh mới, có hiệu lực từ ngày 16/3. Lệnh này cấm công dân từ 6 quốc gia Hồi giáo nhập cảnh vào Mỹ. Iraq không có tên trong lệnh cấm mới.
Lệnh cấm nhập cư mới của ông Trump ra đời 6 tuần sau lệnh cấm trước đó, vốn gây nhiều tranh cãi và làm xáo trộn nhiều cuộc sống của hàng nghìn người tại Mỹ cũng như những người muốn tới đây. Sắc lệnh thứ hai có nhiều điểm khác biệt, đặc biệt không cấm những công dân chính thức và những người có thẻ xanh nhập cảnh vào Mỹ.
Cũng tại buổi họp báo trên, thượng nghị sĩ Lindsey Graham, người dẫn đầu cuộc điều tra của Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ về mối quan hệ nghi vấn giữa ông Trump và Nga, đã gây sức ép yêu cầu FBI đưa ra thông tin về cuộc điều tra do cơ quan này tiến hành.
Ông Graham sẽ yêu cầu trát tòa buộc giám đốc FBI James Comey cung cấp chi tiết về cuộc điều tra nhằm vào Nga, cũng như về những bằng chứng để chứng minh điện thoại của ông Trump từng bị nghe lén. Ông Comey cam kết đưa ra câu trả lời vào tối 15/3.
Trong một diễn biến khác, Bộ Tư pháp Mỹ đã công khai cáo trạng truy tố 4 người, trong đó có 2 nhân viên của cơ quan tình báo Nga FSB, do tình nghi liên quan đến vụ tấn công làm rò rỉ 500 triệu tài khoản Yahoo năm 2014.
Tác giả bài viết: Ngụy An
Nguồn tin: