Những bức ảnh này chụp lại một con đường mòn, với rất nhiều thanh niên ngồi xếp hàng dọc đường. Đáng chú ý, trước mặt mỗi người trong số họ là một mâm cỗ, kèm theo chai rượu.
Một số thông tin chia sẻ rằng đây là cách "ăn cỗ" đặc biệt ngày Tết của người dân thôn Tân Tạo (xã Nhật Tiến, huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn). Theo đó, không chỉ ăn... hết mâm mới về, bất cứ khách nào đi qua đây cũng sẽ được yêu cầu dừng chân để... làm một ly.
Tuy nhiên, trao đổi với Thể thao & Văn hóa (TTXVN), ông Long Văn Sơn, Chủ tịch UBND huyện Hữu Lũng, cho biết: thực tế, đồng bào người Nùng tại địa phương có lễ mở cửa rừng vào mùng 4 Tết. Về bản chất, nghi lễ là sinh hoạt tâm linh gần với lễ cúng thổ công dưới xuôi, có mục đích cầu may mắn, bội thu cho năm mới.
"Sau khi dư luận phản ánh, tôi đã cho kiểm tra thông tin. Anh em cho biết: đây là hình ảnh diễn ra tại lễ mở cửa rừng vào ngày mùng 4 Tết vừa qua" - ông Sơn nói. " Nơi đặt các mâm cỗ là không gian trong sân nghè, gần giống như ngôi đình của đồng bằng Bắc Bộ. Vì sân hẹp nên người xem ảnh tưởng là bày cỗ ra chặn đường đi."
Cũng theo lời ông Sơn, vì không gian hẹp nên các mâm cỗ cúng được xếp theo chiều dọc, trước mặt đại diện của mỗi gia đình. Thông tin về việc bà con tại đây tự dưng mang rượu ra ngồi nhậu nhẹt phản cảm giữa đường vào ngày Tết là không chính xác. Còn lại, sau khi cúng, quả thật những người có mặt cũng tổ chức liên hoan tại chỗ.
"Tại địa phương, tùy từng khu vực cụ thể, có những nơi mâm cỗ sau khi cúng sẽ được mang về gia đình. Và cũng có những nơi, các mâm cỗ sau khi cúng sẽ được gom lại một chỗ để mọi người cùng liên hoan" - ông Sơn cho biết thêm - "Đó là tập tục của bà con tại đây. Chẳng hạn, trong lễ thanh minh của người Nùng, sau khi thăm mộ, mâm cỗ cúng cũng được gia đình dùng tại chỗ. Tôi mong dư luận hiểu đúng bản chất câu chuyện trước khi đưa ra những bình luận".
Một số thông tin chia sẻ rằng đây là cách "ăn cỗ" đặc biệt ngày Tết của người dân thôn Tân Tạo (xã Nhật Tiến, huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn). Theo đó, không chỉ ăn... hết mâm mới về, bất cứ khách nào đi qua đây cũng sẽ được yêu cầu dừng chân để... làm một ly.
Tuy nhiên, trao đổi với Thể thao & Văn hóa (TTXVN), ông Long Văn Sơn, Chủ tịch UBND huyện Hữu Lũng, cho biết: thực tế, đồng bào người Nùng tại địa phương có lễ mở cửa rừng vào mùng 4 Tết. Về bản chất, nghi lễ là sinh hoạt tâm linh gần với lễ cúng thổ công dưới xuôi, có mục đích cầu may mắn, bội thu cho năm mới.
"Sau khi dư luận phản ánh, tôi đã cho kiểm tra thông tin. Anh em cho biết: đây là hình ảnh diễn ra tại lễ mở cửa rừng vào ngày mùng 4 Tết vừa qua" - ông Sơn nói. " Nơi đặt các mâm cỗ là không gian trong sân nghè, gần giống như ngôi đình của đồng bằng Bắc Bộ. Vì sân hẹp nên người xem ảnh tưởng là bày cỗ ra chặn đường đi."
Cũng theo lời ông Sơn, vì không gian hẹp nên các mâm cỗ cúng được xếp theo chiều dọc, trước mặt đại diện của mỗi gia đình. Thông tin về việc bà con tại đây tự dưng mang rượu ra ngồi nhậu nhẹt phản cảm giữa đường vào ngày Tết là không chính xác. Còn lại, sau khi cúng, quả thật những người có mặt cũng tổ chức liên hoan tại chỗ.
"Tại địa phương, tùy từng khu vực cụ thể, có những nơi mâm cỗ sau khi cúng sẽ được mang về gia đình. Và cũng có những nơi, các mâm cỗ sau khi cúng sẽ được gom lại một chỗ để mọi người cùng liên hoan" - ông Sơn cho biết thêm - "Đó là tập tục của bà con tại đây. Chẳng hạn, trong lễ thanh minh của người Nùng, sau khi thăm mộ, mâm cỗ cúng cũng được gia đình dùng tại chỗ. Tôi mong dư luận hiểu đúng bản chất câu chuyện trước khi đưa ra những bình luận".
Tác giả bài viết: Cúc Đường
Nguồn tin: