Giáo dục

Thủ tướng: "VN có nhiều tiến sĩ nhưng ít công trình giá trị"

Trong bài phát biểu hơn 30 phút trước khi kết thúc hội nghị triển khai năm học mới, Thủ tướng Nguyên Xuân Phúc đã đề cập tới vấn nạn bằng cấp và kêu gọi giáo dục trở lại "thực học".


20160805150814 20160805110208 img 0341
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ tại Hội nghị tổng kết năm học 2015-2016 diễn ra sáng 5/8.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao thành công của đổi mới khi Kỳ thi THPT quốc gia 2016 khắc phục những bất cập của những năm trước và giảm áp lực đối với người học, người dân và toàn xã hội.

Người đứng đầu Chính phủ khẳng định: “Chăm lo cho giáo dục đào tạo là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước. Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển được ưu tiên đi trước trong các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng cần tập trung sức lực để thực hiện thành công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà. “Đây là việc quan trọng bậc nhất, có ý nghĩa chiến lược lớn lao vì nó chuẩn bị cho con người để xây dựng và phát triển đất nước”.

Ông Phúc cũng thẳng thắn chỉ ra yếu điểm của nền giáo dục là còn theo tư duy bị chủ động, còn lúng túng. “Cần chuyển nền giáo dục từ truyền thụ kiến thức sang hình thành nhân cách và phát triển năng lực con người. Trong đổi mới giáo dục còn có thêm một yêu cầu nữa là xây dựng nền giáo dục mở, thực học và liên thông”.

Một bất cập khác là số lượng trường đại học tăng nhanh nhưng chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu.

Đặc biệt, chuyện đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ "có những dấu hiệu đáng lo ngại", "là biểu hiện của bệnh sính bằng cấp".

"Chúng ta có nhiều tiến sĩ nhưng chất lượng rất đáng lo ngại. Nhiều tiến sĩ không có công trình nghiên cứu khoa học có giá trị cho xã hội" - ông Phúc bày tỏ.

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, với giáo dục phổ thông, cần giảm tải nội dung kiến thức cho học sinh, gắn kết việc học với ứng dụng thực tiễn xã hội. “Làm sao vừa đảm bảo nhân cách của công dân trẻ vừa đảm bảo khả năng hội nhập thế giới. Cũng cần dạy học sinh yêu lịch sử.

Ngoài kiến thức, theo ông Phúc cần chú ý giáo dục thể chất cho học sinh để có một đội ngũ tương lai khỏe mạnh, hướng tới là những công dân toàn cầu, hội nhập quốc tế.

Tác giả bài viết: Thanh Hùng

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok