Kinh tế

Thu tiền tỷ từ nông sản hàng hóa trên đất núi Quỳnh Châu

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng giá trị trên đơn vị diện tích, thời gian qua, xã miền núi Quỳnh Châu (Quỳnh Lưu) đã lựa chọn đưa một số giống cây trồng có giá trị kinh tế vào thâm canh như cây sắn, dứa, hương, cam, quýt tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho nông dân.

Sau nhiều năm thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đến nay, xã Quỳnh Châu đã quy hoạch và phát triển được vùng chuyên sản xuất nông sản hàng hóa ở vùng Đông Bắc với tổng diện tích hơn 1.500ha, trong đó sản xuất nông nghiệp 465ha, trồng dứa 100ha, hương 90ha, sắn 120ha và 150 ha trồng các cây ăn quả như cam, quýt, nhẵn… Mỗi năm riêng 100 ha trồng dứa cho thu hoạch 32 tấn/ha, sản lượng được 2.400 tấn và giá trị thu về gần 9 tỷ đồng; hương 1,5 tỷ đồng; sắn gần 4 tỷ đồng…
Ở vùng Đông Bắc - xã Quỳnh Châu, mỗi năm, 100ha trồng dứa đã thu về gần 9 tỷ đồng

Ông Nguyễn Bỉnh Khảng – Chủ tịch UBND xã Quỳnh Châu cho biết: Cây cam, quýt đã có mặt trên địa bàn xã từ rất lâu, tuy nhiên chỉ vài năm trở lại đây mới được phát triển mạnh mẽ. Nhận thấy cây trồng này mang lại giá trị kinh tế, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nên địa phương đã tập trung rà soát, đánh giá thực trạng từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể, đẩy mạnh sản xuất cây nông sản hàng hóa vùng Đông Bắc xã. Dựa vào quy hoạch đó, xã đã tập trung triển khai các cơ chế chính sách hỗ trợ về giống, khoa học kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm tạo điều kiện thuận lợi để người nông dân yên tâm mở rộng sản xuất với mục tiêu xây dựng vùng trồng cây ăn quả cam, quýt hàng hóa tập trung, ổn định, tăng giá trị sử dụng đất, tăng thu nhập cho nông dân.
Nhiều hộ dân ở xã Quỳnh Châumạnh dạn chuyển đổi đất rừng sang trồng cây chè

Từ chủ trương đúng cùng với cách làm phù hợp nên đã mang lại hiệu quả cao. Đến nay toàn xã Quỳnh Châu đã quy hoạch và phát triển được hơn 5ha cây cam, quýt, sản lượng bình quân đạt trên 3tấn/ha, giá trị kinh tế gần 1 tỷ đồng. Nhờ chuyển đổi cây trồng phù hợp, đến nay ở vùng Đông Bắc xã Quỳnh Châu đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế cho thu nhập cao, mô hình thu nhập thấp nhất cũng 100 – 200 triệu đông/năm, mô hình cho thu nhập cao lên hàng tỷ đồng.

Mô hình nuôi bò sữa cho anh Phạm Văn Đạt

Ngôi nhà đang xây rộng khang trang của gia đình anh Phạm Văn Đạt tọa lạc giữa bạt ngàn rừng cây dứa, nhang bài, cỏ sữa là thành quả của bao nhiêu năm cố gắng làm giàu trên chính mảnh đất của gia đình. Sở hữu 5ha đất đồi rừng anh Đạt đã quy hoạch chăn nuôi trên 12.000 con gà thịt, 5 con bò sữa, 3 ao cá có diện tích 1ha và 1,2ha đất trồng dứa, nhang bài, tổng giá trị thu nhập môi năm của gia đình lên đến cả tỷ đồng. Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, đời sống còn nhiều khó khăn nhưng nhờ phát triển mô hinh trang trại tổng hợp nên hiện nay cuộc sống của gia đình anh đã ổn định, có thu nhập cao và xây dựng nhà cửa khang trang có đầy đủ tiện nghi.
Cây đào cũng là cây mang lại giá trị kinh tế cao trên đất núi Quỳnh Châu

Những thành quả có được đang tạo cơ sở giúp xã miền núi Quỳnh Châu đẩy mạnh sản xuất theo hướng hàng hóa. Cùng với nhiều giải pháp mang tính toàn diện có thể khẳng định trong thời gian tơi, nông nghiệp Quỳnh Châu sẽ tạo ra sự bứt phá và người nông dân sẽ không còn lo đói nghèo.

Tác giả bài viết: Thanh Toàn

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok