Mụn trứng cá là do viêm và tùy thuộc vào mức độ viêm, tùy từng loại da mà sẹo có thể là vết lõm hay vết thâm, theo chuyên gia da liễu Ivy Lee tại Đại học California Los Angeles (UCLA) ở Mỹ.
Trị sẹo mụn khó hơn so với điều trị và ngăn ngừa mụn trứng cá. Để tránh bị sẹo, mọi người cần lưu ý hạn chế những điều sau:
Đi ra nắng
Các sản phẩm trị mụn khiến da trở nên nhạy cảm với tia cực tím. Do đó, người bị mụn cần phải hạn chế tiếp xúc với ánh nắng khi đang trị mụn.
|
Trong quá trình vết mụn liền da, tia cực tím trong ánh nắng sẽ dễ gây sẹo, để lại vết thâm và khiến da lâu lành hơn. Khi đó, thoa kem chống nắng là bước quan trọng bảo vệ da khi đi ra ngoài.
Nặn mụn bằng tay
Nặn mụn gây hại nhiều hơn lợi, đặc biệt là với mụn trứng cá. Mặc dù đã được các chuyên gia khuyến cáo không nên nặn mụn nhưng nhiều người vẫn có thói quen này.
|
Bất kỳ tác động vật lý nào lên mụn cũng làm tăng nguy cơ để lại vết thâm và sẹo. Không những vậy, nếu nặn mụn bằng tay thì vi khuẩn trên móng tay có thể khiến mụn bị viêm nhiễm nặng hơn. Thay vì nặn, các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên chấm lên mụn một ít thuốc trị mụn.
Không vệ sinh kỹ dụng cụ nặn mụn
Nhiều người luôn bị thôi thúc phải nặn mụn. Dù không sử dụng móng tay nhưng họ lại dùng các loại dụng cụ để nặn mụn, đặc biệt là mụn bọc và mụn đầu đen.
Những người được đào tạo có thể biết cách sử dụng các dụng cụ nặn mụn và ít gây tổn thương cho da. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp là mọi người tự nặn ở nhà. Việc này sẽ làm tăng nguy cơ gây tổn thương da và viêm nhiễm.
|
Trong trường hợp vẫn muốn nặn mụn bằng các dụng cụ, chẳng hạn như cây nặn mụn, thì cần phải vệ sinh kỹ dụng cụ trước khi thực hiện. Để giảm nguy cơ nhiễm trùng, hãy rửa các chúng trong dung dịch cồn trước và sau mỗi lần sử dụng.
Ngoài ra, không nên đè cây nặn mụn trực tiếp lên da mà hãy lót một lớp khăn giấy mỏng trên da rồi mới nặn. Cách này có thể giúp giảm tổn thương da.
Tác giả: Lan Anh (t/h)
Nguồn tin: tieudung.vn