Khi bình luận về cuộc gặp gần đây giữa các phái đoàn của Nga, Liên Hợp Quốc và Mỹ tại Geneva để bàn về khả năng kết thúc cuộc chiến Syria, ông Matuzov nói rằng chìa khóa của vấn đề là sự thỏa thuận giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu hai nước này tìm được tiếng nói chung, Mỹ và các phiến quân sẽ thất bại hoàn toàn trong cuộc chiến này.
“Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sẽ tới thăm Moscow để gặp người đồng cấp Vladimir Putin vào ngày 9-8 này. Trước khi diễn ra cuộc gặp đó, sẽ có một loạt thông báo về các dự án hợp tác kinh tế và Ankara cũng sẵn sàng mở cửa Thổ Nhĩ Kỳ để đón du khách Nga. Điều này có nghĩa là các thỏa thuận về chính trị giữa hai bên cũng đang được chuẩn bị”, chuyên gia Matuzov - cựu quan chức ngoại giao và là người nghiên cứu sâu về Arab – chia sẻ.
Ông Matuzov phân tích rõ hơn, rằng cái bắt tay giữa Moscow với Ankara có thể dẫn tới kết quả là quyết định đóng cửa biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria. Từ đây, các nhóm phiến quân cùng quy trình vận chuyển vũ khí vào Syria sẽ “hết cửa” hoạt động.
Nếu điều này xảy ra – vị chuyên gia chính trị tin chắc rằng hai bên đang bàn thảo để sớm tiến hành – thì chắc chắn phe đối lập ở Syria cùng những “ông chủ” người Mỹ sẽ thất bại.
Và khi đó, trong các cuộc đàm phán nội bộ Syria từng được dự kiến diễn ra vào cuối tháng 8 ở Geneva, Mỹ cùng các nhóm phiến quân đồng minh sẽ chẳng còn cơ sở nào để đưa ra các điều kiện theo ý họ nữa.
Quan điểm nói trên của chuyên gia Matuzov cũng được Tiến sĩ Bassam Abu Abdallah – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược của Đại học Damascus - ủng hộ.
Theo ông Abdallah, cuộc đàm phán ở Geneva không ghi nhiều dấu ấn của Syria, mà mọi sự nằm ở tiến trình tái thiết lập quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
“Ủy ban Đàm phán Cao cấp (HNC) được thành lập ở Riyadh (thủ đô Arập Xê-út) chịu sự ảnh hưởng của Mỹ và các quốc gia Trung Đông, thay vì hành động cho lợi ích của Syria”, Tiến sĩ Abdallah chỉ rõ.
Với quan điểm không trông đợi sự tiến bộ nào trong quá trình đàm phán về tình hình Syria, ông Abdallah cho rằng cuộc đảo chính thất bại vừa qua ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ khiến Ankara xem xét lại các mục tiêu trong chính sách đối ngoại của họ.
Mặc dù là đồng minh NATO lâu năm với Ankara, song Washington đang bị cho là thủ phạm đứng sau cuộc đảo chính quân sự hôm 15/7, và tệ hơn nữa, họ lại ủng hộ và hỗ trợ cho người Kurd giành lấy sự tự chủ - một điều mà Thổ Nhĩ Kỳ cực lực phản đối.
Theo ông Abdallah, tất cả những điều đó đều “không thể chấp nhận” đối với Ankara, do vậy, chính quyền của Tổng thống Erdogan sẽ cố gắng xích lại gần Nga và Iran hơn, để quyết định đóng cửa biên giới với Syria. Từ đây, cán cân quyền lực trên chiến trường Syria sẽ thay đổi hoàn toàn, với phần thắng dành cho “phe” Nga và đồng minh Assad.
Syria sắp có hòa bình, nhờ cái bắt tay giữa 2 nước lớn Nga - Thổ Nhĩ Kỳ? Ảnh: SPN
“Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sẽ tới thăm Moscow để gặp người đồng cấp Vladimir Putin vào ngày 9-8 này. Trước khi diễn ra cuộc gặp đó, sẽ có một loạt thông báo về các dự án hợp tác kinh tế và Ankara cũng sẵn sàng mở cửa Thổ Nhĩ Kỳ để đón du khách Nga. Điều này có nghĩa là các thỏa thuận về chính trị giữa hai bên cũng đang được chuẩn bị”, chuyên gia Matuzov - cựu quan chức ngoại giao và là người nghiên cứu sâu về Arab – chia sẻ.
Ông Matuzov phân tích rõ hơn, rằng cái bắt tay giữa Moscow với Ankara có thể dẫn tới kết quả là quyết định đóng cửa biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria. Từ đây, các nhóm phiến quân cùng quy trình vận chuyển vũ khí vào Syria sẽ “hết cửa” hoạt động.
Nếu điều này xảy ra – vị chuyên gia chính trị tin chắc rằng hai bên đang bàn thảo để sớm tiến hành – thì chắc chắn phe đối lập ở Syria cùng những “ông chủ” người Mỹ sẽ thất bại.
Và khi đó, trong các cuộc đàm phán nội bộ Syria từng được dự kiến diễn ra vào cuối tháng 8 ở Geneva, Mỹ cùng các nhóm phiến quân đồng minh sẽ chẳng còn cơ sở nào để đưa ra các điều kiện theo ý họ nữa.
Quan điểm nói trên của chuyên gia Matuzov cũng được Tiến sĩ Bassam Abu Abdallah – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược của Đại học Damascus - ủng hộ.
Theo ông Abdallah, cuộc đàm phán ở Geneva không ghi nhiều dấu ấn của Syria, mà mọi sự nằm ở tiến trình tái thiết lập quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
“Ủy ban Đàm phán Cao cấp (HNC) được thành lập ở Riyadh (thủ đô Arập Xê-út) chịu sự ảnh hưởng của Mỹ và các quốc gia Trung Đông, thay vì hành động cho lợi ích của Syria”, Tiến sĩ Abdallah chỉ rõ.
Với quan điểm không trông đợi sự tiến bộ nào trong quá trình đàm phán về tình hình Syria, ông Abdallah cho rằng cuộc đảo chính thất bại vừa qua ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ khiến Ankara xem xét lại các mục tiêu trong chính sách đối ngoại của họ.
Mặc dù là đồng minh NATO lâu năm với Ankara, song Washington đang bị cho là thủ phạm đứng sau cuộc đảo chính quân sự hôm 15/7, và tệ hơn nữa, họ lại ủng hộ và hỗ trợ cho người Kurd giành lấy sự tự chủ - một điều mà Thổ Nhĩ Kỳ cực lực phản đối.
Theo ông Abdallah, tất cả những điều đó đều “không thể chấp nhận” đối với Ankara, do vậy, chính quyền của Tổng thống Erdogan sẽ cố gắng xích lại gần Nga và Iran hơn, để quyết định đóng cửa biên giới với Syria. Từ đây, cán cân quyền lực trên chiến trường Syria sẽ thay đổi hoàn toàn, với phần thắng dành cho “phe” Nga và đồng minh Assad.
Tác giả bài viết: Trung Hiếu