Vào thời điểm mà hàng trăm nghìn sĩ tử đang tham dự kỳ thi THPT quốc gia trên cả nước thì tại Khoa Tâm thần, Bệnh viện 103, ông Trường Hồng Mạnh (Diễn Châu, Nghệ An) đang phải chăm con gái chưa kịp thi đã phải nhập viện.
Ông chia sẻ: "Con gái tôi học khối C và dự định ứng thi vào Đại học sư phạm Hà Nội. Trước khi kỳ thi diễn ra, hầu như ngày nào cháu cũng chỉ ngủ 2-3 tiếng. Ban đầu, nghĩ con thức khuya để học bài nhưng sau này gia đình mới biết, cháu bị mất ngủ".
Gần đây, cơ thể em gầy rộc, hai mắt thâm quầng. Đặc biệt, nữ sinh này không chịu ăn và nhốt mình trong phòng, suốt ngày ôm sách ngồi gật gù, có lúc hét toáng lên như phát hiện điều gì đó, khi thì cáu giận, nhưng có lúc lại ngồi rũ rượi, sợ sệt. Không ít lần, Lam nói chán sống, mệt mỏi.
“Một lần vô tình tôi nghe thấy cháu nói chuyện với bạn về cách mua thuốc ngủ. Lo sợ cháu làm điều dại dột, chúng tôi vội đưa con đến bệnh viện khám. Bác sĩ giới thiệu sang chuyên khoa tâm thần. Tại đây, họ kết luận con mắc bệnh trầm cảm và cần phải nhập viện để điều trị nội trú. Nếu không điều trị bệnh sẽ càng nặng và khó chữa. Với tình trạng này, con không thể đi thi”, ông Mạnh đau xót kể.
Ông chia sẻ: "Con gái tôi học khối C và dự định ứng thi vào Đại học sư phạm Hà Nội. Trước khi kỳ thi diễn ra, hầu như ngày nào cháu cũng chỉ ngủ 2-3 tiếng. Ban đầu, nghĩ con thức khuya để học bài nhưng sau này gia đình mới biết, cháu bị mất ngủ".
Gần đây, cơ thể em gầy rộc, hai mắt thâm quầng. Đặc biệt, nữ sinh này không chịu ăn và nhốt mình trong phòng, suốt ngày ôm sách ngồi gật gù, có lúc hét toáng lên như phát hiện điều gì đó, khi thì cáu giận, nhưng có lúc lại ngồi rũ rượi, sợ sệt. Không ít lần, Lam nói chán sống, mệt mỏi.
“Một lần vô tình tôi nghe thấy cháu nói chuyện với bạn về cách mua thuốc ngủ. Lo sợ cháu làm điều dại dột, chúng tôi vội đưa con đến bệnh viện khám. Bác sĩ giới thiệu sang chuyên khoa tâm thần. Tại đây, họ kết luận con mắc bệnh trầm cảm và cần phải nhập viện để điều trị nội trú. Nếu không điều trị bệnh sẽ càng nặng và khó chữa. Với tình trạng này, con không thể đi thi”, ông Mạnh đau xót kể.
Tâm thần do áp lực ngày càng phổ biến ở lứa tuối học sinh. Ảnh: GWU.
Đại tá, PGS.TS Bùi Quang Huy, Trưởng Khoa Tâm thần, Bệnh viện 103 (Hà Nội) cho biết, trước đây, người ta cho rằng trầm cảm ở người vị thành niên là rất hiểm gặp nhưng trong khoảng 20 năm trở lại đây, tỷ lệ trầm cảm ở độ tuổi này đang tăng lên nhanh chóng, đặc biệt ở lứa tuổi học sinh.
Theo các nghiên cứu gần đây, tỷ lệ trần cảm ở tuổi vị thành niên là từ 6-8%, thậm chí có nghiên cứu còn cho rằng tỷ lệ này có thể lên đến 14%.
“Tự sát ở nhóm tuổi 15-19 là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 ở nhóm tuổi này. Trong đó, ý định và hành vi tự sát là 1 trong 9 triệu chứng của trầm cảm. Khoảng 40-80% số trường hợp tự sát ở độ tuổi này là do trầm cảm”, PGS Huy cho hay.
Kỳ vọng thành áp lực
PGS Huy cho rằng nguồn cơn của các chứng rối loạn tâm thần ở các em học sinh khi phải đối mặt với các kỳ thi quan trọng có thể gói gọn trong 3 nguyên nhân:
- Do nguyên nhân nội sinh, chứng bệnh vốn đã tiềm ẩn trong cơ thể, khi chịu sự tác động, thay đổi của các yếu tố bên ngoài, căn bệnh mới phát ra ngoài.
- Do gia đình, bạn bè quá tin tưởng, tạo ra áp lực khi cảm thấy bản thân không đáp ứng được sự kỳ vọng của mọi người.
- Cơ thể đang mắc một chứng bệnh gì đó như cảm cúm, suy nhược cơ thể… khi cộng thêm cả việc ôn thi quá mức sẽ phát bệnh.
Trong đó, sự kỳ vọng quá nhiều của gia đình và thầy cô đã trực tiếp gây ra sức ép lớn với các thí sinh. Khi không làm thỏa mãn sự kỳ vọng đó, nhiều em rơi vào trạng thái tuyệt vọng, không thể kiểm soát được trạng thái tinh thần và hành vi. Nguy hiểm hơn, có trường hợp vì chán nản nên muốn hủy hoại cơ thể, hậu quả là đã có nhiều em tìm đến cái chết bằng cách rạch tay, uống thuốc ngủ, treo cổ.
Để hạn chế những rủi ro cho con em mình, các phụ huynh cần phải chú ý hơn khi con có những dấu hiệu bất thường như ăn không ngon, ngủ không yên, lo lắng, căng thẳng, thay đổi tính tình, cãi lời bố mẹ...
Đặc biệt, việc chẩn đoán, thăm khám bệnh tâm thần phải thực hiện nhiều lần ở các góc độ khác nhau mới có thể đưa ra kết luận. Do đó, gia đình cần kiên trì và tin tưởng và quá trình điều trị của các bác sĩ, hạn chế tối đa những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Các triệu chứng trầm cảm ở người vị thành niên cũng giống với ở người lớn, nhưng có vài điểm khác biệt: - Khí sắc thường là kích thích - Mất cảm giác ngon miệng và sút cân. - Mất ngủ thường xuyên, hầu như không có triệu chứng ngủ nhiều. - Dễ bị kích thích - Mệt mỏi thường xuyên - Khó tập trung chú ý - Trí nhớ kém - Học tập sút kém - Hay có ý định và hành vi tự sát |
Tác giả bài viết: Hà Quyên
Nguồn tin: