Theo đó, Cụm công nghiệp Phúc Thịnh có ngành nghề hoạt động gồm: nhóm các dự án may mặc, giày da; điện, điện tử, viễn thông, điện lanh; chế biến thực phẩm, nước giải khát; chế biến gỗ (không nấu, tẩm), giấy; sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến nông sản; văn phòng phẩm; chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản; sản xuất các sản phẩm nhựa (ngành nước, gia dụng, công nghiệp) với điều kiện nguyên liệu sử dụng sản xuất là hạt nhựa; sản xuất các sản phẩm kim loại, linh kiện, phụ kiện kim loại ngành nước với điều kiện trong quy trình sản xuất không có công đoạn nấu luyện kim loại, xi mạ và các ngành nghề khác có liên quan.
Xã Phúc Thịnh, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa |
Dự án được giao cho Công ty CP 1268 làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư 269,5 tỷ đồng. Trong đó, năm 2019 sẽ hoàn thiện các thủ tục pháp lý về đầu tư, xây dựng, quy hoạch chi tiết, thiết kế cơ sở, giải phóng mặt bằng, giao đất,…
Chủ đầu tư có trách nhiệm hoàn thành hồ sơ, thủ tục về đầu tư, xây dụng, bảo vệ môi trường, sử dụng đất và ký quỹ đảm bảo thực hiện dự án theo quy định pháp luật; xây dựng phương án hoàn trả các tuyến giao thông nội đồng, kênh mương thủy lợi trong quá trình lập, trình duyệt dự án để đảm bảo hoạt động sản xuất nông nghiệp của nhân dân; nghiêm túc chấp hành các quy định về quản lý, đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp theo quyết định được cấp có thẩm quyền phê duyệt và tuân thủ đúng các quy định hiện hành của pháp luật.
Quyết định thành lập Cụm công nghiệp Phúc Thịnh của UBND tỉnh Thanh Hóa |
UBND huyện Ngọc Lặc chỉ đạo việc quản lý và đầu tư phát triển Cụm công nghiệp Phúc Thịnh theo đúng quy định hiện hành của pháp luật; chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc đầu tư, xây dựng dự án của nhà đầu tư, đảm bảo hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân tại khu vực xung quanh dự án.
Dự kiến đến tháng 6/20121, Cụm công nghiệp Phúc Thịnh sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động.
Tác giả: Tuyết Trang
Nguồn tin: Báo Tài nguyên và Môi trường