Kinh tế

Thanh Chương: Thoát nghèo nhờ tổ vay vốn liên kết

Mô hình vay vốn theo tổ liên kết sản xuất được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) phối hợp với Hội Nông dân phối hợp xây dựng, phát triển đang giúp nông dân thoát nghèo. Trong đó, có nông dân các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới huyện Thanh Chương.

Đồng đất khó khăn, nhiều năm nay, ông Nguyễn Quốc Việt ở xóm 7 xã Thanh An loay hoay với mấy sào ruộng đất nhưng vẫn không thoát nghèo. Từ tháng 7/ 2016, ông đã vay trên 100 triệu đồngg đầu tư hệ thống chuồng trại để chăn nuôi lợn và trâu bò.

Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, ngay sau khi hoàn thành công trình, ông đã bắt đầu nuôi lợn và mua 4 con trâu bò. Ông Việt phấn khởi nói: Tôi được vay 100 triệu đồng trong vòng 3 năm, sau khi xây chuồng trại đầu tư chăn nuôi phát triển tốt, tôi đã có vốn và hướng làm ăn.


Gia trại của ông Nguyễn Quốc Việt được xây dựng từ vốn vay tổ liên kết.

Cách đây khoảng 10 năm, ông Nguyễn Văn Lợi - Hội viên Chi hội nông dân Phượng Đình - xã Đồng Văn thuê đất 5% và đất ruộng nhà mình làm trang trại nuôi cá và lợn, gà, đến nay, ông đã có 3 trang trại nuôi mỗi năm hàng ngàn con lợn, thu trên 10 tấn cá, thu lãi mỗi năm trên 1 tỷ đồng. Năm 2015, ông tiếp tục đấu thầu đất và đầu tư trên 1 tỷ đồng mua thêm trang trại liền kề. Ông Lợi vui vẻ: Với hơn 8ha trang trại liền kề, đây là cơ hội để mở rộng quy mô sản xuất, chăn nuôi theo công nghệ mới.




Số tiền vay qua tổ liên kết đã được nông dân các xã vùng sâu vùng xa huyện Thanh Chương đầu tư vào nuôi trâu, bò, lợn rất hiệu quả.

Ông Nguyễn Quốc Việt và Nguyễn Văn Lợi chỉ là 2 trong 120 hội viên nông dân dân của huyện Thanh Chương đã được vay vốn từ chương trình liên kết giữa Ngân hàng Nông nghiệp và Hội Nông dân theo Nghị định số 55/2015/NĐ/CP “về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn” và Quyết định số 15 của Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam “về ban hành sản phẩm cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân thông qua Tổ liên kết áp dụng trong hệ thống Agribank”. Đây được coi là những văn bản “cởi trói” cho những khó khăn, trì trệ trong việc tổ chức vay vốn đối với hộ nông dân vì tiềm ẩn nhiều rủi ro.


Trang trại của ông Nguyễn Văn Lợi - Hội viên Nông dân xã Đồng Văn phát huy hiệu quả.

Tại huyện Thanh Chương, qua 1 năm triển khai, đã có 5 tổ ở 5 xã gồm Thanh An, Thanh Tùng, Thanh Lâm, Thanh Hà, Đồng Văn đi vào hoạt động với tổng số dư nợ hiện nay là: 15 tỷ với 120 hộ vay. Nông dân các xã đã sử dụng nguồn vốn này xây dựng gia trại, trang trại mua thêm hàng ngàn con lơn 150 con trâu bò, trồng chè và cải vtaoj vườn để trồng cây ăn quả, mua sắm thêm máy cày kéo phục vụ sản xuất, đưa lại nhiều kết quả cao; Chấm dứt tình trạng cho vay nặng lãi, bán lúa non, cây con giống ở các địa phương vùng sâu, vùng xa.

Đại diện các tổ liên kết Hội nông dân đang nhận tiền vay tại Ngân hàng NN&PTNT huyện.

Ông Trần Thanh Nga - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Thanh Chương cho biết: Việc tổ chức vay vốn qua tổ liên kết giúp nông dân đỡ được thời gian đi lại làm thủ tục, hạn chế được các rủi ro do không nắm được được thông tin, được giảm 0,1 % lãi suất so với vay cá nhân. Với tổ chức Hội cơ sở, đây là cơ hội để tuyên truyền, nâng cao vai trò của tổ chức với hội viên, có thêm một khoản hoa hồng để hoạt động. Trước kết quả này Hội Nông dân Thanh Chương đang tiếp tục thực hiện các thủ tục để cho nông dân các xã vay thêm, phấn đấu đến hết năm nay có 20 xã tham gia vay vốn, đạt dư nợ khoảng 40 tỷ đồng, tăng gấp gần 3 lần so với cùng kỳ.

Đánh giá về hiệu quả của mô hình liên kết, ông Hoàng Thiện Thủy – Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Thanh Chương cho rằng: Sau một năm liên kết qua kiểm tra các đối tượng đều sử dụng nguồn vốn có mục đích, có địa chỉ mô hình và đều có hiệu quả.

Tác giả bài viết: Trần Đình Hà

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok