Kinh tế

Thanh Chương: Tập trung phòng trừ dịch bệnh trên đàn vật nuôi sau lũ

Đến nay, tại các vùng bị ngập lụt như Bích Hào, Xuân Lâm của huyện Thanh Chương, nước cơ bản rút hết. Tuy nhiên, đây cũng là lúc nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi cao nhất nếu không chủ động các biện pháp phòng dịch.

Trang trại của gia đình anh Nguyễn Văn Thương ở xóm Phú Nhận - xã Thanh Ngọc - huyện Thanh Chương có tổng diện tích trên 4ha. Hiện nay, có 300 con lợn thịt có trọng lượng từ 100 đến 120kg/con, 150 con lợn nái sinh sản và 200 con lợn con. Đợt mưa lớn kéo dài vừa qua, toàn bộ khuôn viên và một phần chuồng trại của gia đình anh đã bị ngập. Anh Thương chia sẻ: Sau trận lụt, gia đình tôi đã vệ sinh xung quanh chuồng trại, mua hàng chục tạ vôi về để khử trùng xung quanh lán trại, đồng thời phun thuốc khử trùng trong và ngoài chồng. Đồng thời, chuẩn bị một số lượng vắc xin để tiêm phòng, bởi sau một trận lũ lụt thường hay xuất hiện các loại bệnh như tụ huyết trùng, dịch tả.
images1323253 VOV anh OFKL
Trạm thú y các xã đã tiêm được 15.000 liều vắc xin cho đàn gia cầm

Thanh Ngọc là một trong địa phương có số trang trại, gia trại lớn nhất nhì của huyện, đến thời điểm này lên đến trên 60 trang trại, gia trại, trong đó chủ yếu là chăn nuôi trâu bò, lợn gà.

Toàn huyện Thanh Chương có hơn 75 nghìn con trâu bò, các loại gia cầm là 1,3 triêu con, đàn lợn khoảng 110.000, đàn chó khoảng trên 9.000 con. Thời gian qua, Trạm thú y đã chỉ đạo các xã tiêm được trên 30.000 liều vắc xin lở mồm long móng và tụ huyết trùng và 15.000 liều vắc xin cho đàn gia cầm, 12.000 liều vắc xin phòng chống bệnh dại trên đàn chó…

2images1323257 Tiem trau bo
3images1323254 Tiem lon
30.000 liều vắc xin lở mồm long móng và tiêm 30.000 liều vắc xin lở mồm long móng trên đàn gia súc

Là vùng thấp trũng, hay bị ngập nước, trong những năm qua, trên địa bàn đã từng xảy ra các ổ dịch và đã làm thiệt hại hàng trăm triệu đồng cho người chăn nuôi, Vì vậy, năm nay, ngay sau khi nước rút, ngành chăn nuôi - thú y đã hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng dịch. Ông Đào Quang Biên - Trưởng trạm thú y huyện Thanh Chương cho biết: Ngành đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho các chủ trang trại, gia trại, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chủ động phòng chống cúm gia cầm bằng biện pháp tiêm phòng vắc xin theo hướng dẫn của cơ quan thú y; tuyên truyền cho người dân hiểu: Khi được tiêm phòng đầy đủ, nếu dịch bệnh xảy ra sẽ được sự hỗ trợ của Nhà nước.
4images1323255 vit son nhung 2
Thanh Chương hiện có 1,3 triêu con gia cầm

Thanh Chương là địa phương có số dân sinh sống dọc sông Lam nhiều, như xã Đồng Văn, Xuân Tường, Thanh Lương, Thanh Yên, Thanh Giang, Thanh Chi… người dân thường tận dụng lợi thế chăn nuôi thả bãi. Tuy nhiên, cứ sau mùa lũ lụt, nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm khan hiếm do rau màu bị lũ cuốn, hư hỏng, đồng cỏ bị ô nhiễm và khí hậu ẩm ướt khiến sức đề kháng của đàn gia súc, gia cầm dễ bị giảm sút. Vì vậy, bà con thường chủ động đưa đàn vật nuôi về nhốt ngay tại nhà để chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh.
5images1323256 DSC 0477
Đàn trâu bò với 75 nghìn con

Ông Nguyễn Văn Thành - xóm Thượng Quánh (Đồng Văn) nói: Gia đình hiện nuôi 5 con bò, cũng chuẩn bị vôi bột, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để đảm bảo an toàn cho đàn gia súc sau lũ lụt. Không phải mỗi gia đình tôi mà tất cả các hộ dân chăn nuôi ở đây đều tuân thủ theo thú y của xã, chính quyền địa phương, đảm bảo cho nguồn thu của gia đình.

Cứ sau mỗi mùa mưa lũ, dịch bệnh trên đàn vật nuôi lại có nguy cơ bùng phát. Việc ngành chăn nuôi - Thú y nhanh chóng phối hợp với các địa phương cũng như người chăn nuôi kịp thời triển khai công tác phun thuốc tiêu độc, khử trùng chuồng trại là rất cần thiết. Cùng với đó, nông dân cũng nên chủ động tiêm phòng cho đàn vật nuôi định kỳ đầy đủ, bổ sung chất dinh dưỡng như khoáng chất, tinh bột… để tăng sức đề kháng, đảm bảo an toàn, hiệu quả cho đàn vật nuôi của mình.

Tác giả bài viết: Văn Lý

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok