"Ngôi làng bị cô lập và giao thông rất khó khăn" Xiong nói với hãng thông tấn BBC. Lối vào ngôi làng là một đường mòn phải mất một tiếng đi xe mới tới nơi.
Ngôi nhà mới xây của Xiong vẫn không đủ hấp dẫn để các cô gái đến với anh. (Ảnh: BBC)
Nhà anh là một trong bảy hộ gia đình sống trên một khu đất được bao quanh bởi một rừng cây. Phong cảnh rất hữu tình. Tuy nhiên, Laoya còn được mệnh danh là "làng ế vợ".
Trong một cuộc điều tra vào năm 2014, có 112 người đàn ông trong độ tuổi 30-50 độc thân trong tổng số 1.600 cư dân của làng. Đó là một con số cao bất bình thường.
Xiong nói anh biết chuyện hơn 100 đàn ông địa phương vẫn chưa lấy vợ.
"Tôi không thể tìm một người vợ, họ đã đi tới những nơi khác kiếm việc", Xiong cho biết. Rồi anh lại nhắc tới chuyện con đường vào làng.
"Giao thông vô cùng khó khăn, chúng tôi không thể vượt sông khi trời mưa. Phụ nữ không muốn định cư ở đây", Xiong nói.
Ngoài ra, Xiong còn gặp một bất lợi nữa là tỷ lệ chênh lệch giới tính tại Trung Quốc ngày càng cao. Hiện nay, cứ 115 bé trai thì mới có 100 bé gái.
"Một số cô gái đã tới đây thông qua các bà mối, nhưng sau đó đã bỏ đi vì họ có ấn tượng quá khủng khiếp về lối vào làng", Xiong tâm sự.
Vì mãi không lấy được vợ nên Xiong (phải) quyết định ở vậy để chăm sóc cho người chú già yếu của mình. (Ảnh: BBC)
Anh cũng kể rằng trước đây anh đã từng yêu một người nhưng chuyện chẳng đi đến đâu. "Cô ấy phàn nàn ngôi làng của chúng tôi không hợp với cô ấy, đặc biệt là chuyện đi lại".
Những cô gái ở nơi khác không chịu tới làm dâu tại Laoya còn phụ nữ trong làng lại bỏ tới các thành phố lớn để làm việc.
Ở đó, họ được trả lương hậu hĩnh hơn và có cơ hội để kiếm được một người chồng giàu có hơn. Cũng có một số người trở lại làng, nhưng chẳng còn ai trong số họ là chưa chồng.
Tác giả bài viết: Sầm Hoa