Anh Lìm Văn Huân, đang chăm sóc con tại bệnh viện Đa khoa khu vực Tây Bắc Nghệ An
Chị Vi Thị Tuyết, một người hàng xóm của gia đình anh Lìm Văn Huân, cho biết: “Sáng đó em còn thấy chị Luyến chở con đi học. Sau nghe nói đau bụng em cũng sang nhà xem sao. Nhưng gia đình quyết định đưa đi bệnh viện, chiều thì nghe nói mất rồi. Thật bất ngờ quá”.
Theo người nhà, thai phụ Vi Thị Luyến từ nhỏ đến nay rất khỏe mạnh, không hề có tiền sử bệnh gì. Đã sinh hai đứa con, cháu đầu Lìm Văn Lợi, 7 tuổi, cháu sau Lìm Thị Lan, 6 tuổi. Không hiểu bênh viện mổ như thế nào mà khiến chị Luyến tử vong.
Chị Vi Thị Tuyết, hàng xóm anh Huân đang kể lại sự việc với phóng viên
Anh Nguyễn Bá An, anh rể của anh Lìm Văn Huân, là người trực tiếp đưa thai phụ Luyến đến bênh việc và chăm sóc từ đầu đến cuối cho biết: “Có biết chi mô, chỉ nghe bác sỹ bảo ký vào bản kam kết để mổ, rồi họ mổ thôi. Mổ xong đưa được cháu bé ra ngoài, họ lại bảo chuyển lên tuyến trên, gia đình cũng làm theo. Không thấy họ kết luận bệnh tật chi cả”.
Ông Tăng Việt Hà, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Tây Bắc Nghệ An, cho biết: “ Trường hợp thai phụ Vi Thị Luyến là bị nhiễm độc thai ngẽn nặng, suy gan cấp. Chúng tôi chuyển lên tuyến trên với hy vọng mong manh là cứu được. Chứ trường hợp như chị Luyến thì rất khó cứu. Còn cháu bé hiện tại đã ổn chúng tôi vẫn đang tiếp tục theo dõi”.
Bệnh án của thai phụ Vi Thị Luyến tại bệnh viện Đa khoa khu vực Tây Bắc Nghệ An
Bác sỹ Dương Văn Trường, người trực tiếp mổ cho thai phụ Vi Thị Luyến, khi được hỏi về trường hợp chị Luyến thì ấp úng rồi trả lời: “Tôi không hiểu được, gia đình họ nghĩ gì mà lại viết đơn phản ánh. Chúng tôi cũng đã cố gắng hết sức rồi...”.
Bác sỹ Nguyễn Danh Linh, Giám đốc Bênh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An, cho biết: “Về bệnh nhân Vi Thị Luyến, khi xuống đến bênh viện là tim đã ngừng đạp nhiều lần rồi. Mổ chỉ là động tác còn nước còn tát thôi. Không thể cứu được. Đối với những trường hợp như thế này nên chuyển sớm là tốt nhất”.
Theo nhiều bác sỹ ở bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An, nếu chuyển viện sớm hơn một tí thì bệnh nhân sẽ được cứu: “Lời khuyên là nếu cảm thấy bệnh nguy kịch thì nên chuyển viện sớm, đừng cố níu kéo làm gì”, các bác sỹ bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An khuyến cáo.
Các con của thai phụ Vi Thị Luyến, khóc sưng mắt vì nhớ mẹ
Tác giả bài viết: Hoàng Tùng/Lao động và Xã hội