Báo cáo Kiểm toán Nhà nước năm 2015 đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước cho thấy, hiệu quả hoạt động của nhiều doanh nghiệp giảm sút (Vinaconex, Tổng công ty Lâm nghiệp...). Có 5 trong tổng số 38 tập đoàn, tổng công ty, công ty kinh doanh thua lỗ.
Cụ thể, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) lỗ gần 3.500 tỷ đồng, Tổng công ty 15 lỗ 471 tỷ, Vinaincom lỗ 132 tỷ, Tổng công ty Mía đường II lỗ 15 tỷ đồng, Công ty TNHH một thành viên In Đắc Lắc lỗ 3 tỷ đồng.
Kiểm toán Nhà nước cũng nhận định nhiều đơn vị có hiệu quả đầu tư thấp, vốn góp của các đơn vị vào nhiều doanh nghiệp có tình trạng xấu, có nguy cơ ngừng hoạt động hoặc phải giải thể. Cụ thể, tại Vinalines, 51 trong tổng số 63 đơn vị có vốn đầu tư của công ty mẹ thua lỗ hoặc hiệu quả thấp, cổ tức thu được năm 2014 chỉ bằng 0,46% vốn đầu tư. Công ty mẹ - COMA có lợi nhuận được chia từ các công ty con bằng 1,05% vốn đầu tư, trong đó có tới 4 trong tổng số 10 công ty con mất vốn, 2 đơn vị khác cũng thua lỗ. Cổ tức, lợi nhuận được chia năm 2014 của EVN cũng chỉ bằng 0,75% tổng giá trị đầu tư dài hạn. Tập đoàn Dầu khí đầu tư 800 tỷ đồng vào Oceanbank mất toàn bộ quyền, lợi ích và tư cách cổ đông.
Tổng công ty Dầu Việt Nam được chia cổ tức 112 tỷ đồng, chỉ bằng 1,73% giá trị đầu tư, trong khi khoản trích lập dự phòng tới 1.900 tỷ đồng đối với 14 doanh nghiệp có lỗ lũy kế.
Hàng loạt đơn vị trực thuộc Tổng công ty Mía đường II tính đến cuối năm 2014 cũng lỗ hàng chục tỷ đồng. Trong đó, Công ty cổ phần Mía đường Hiệp Hòa đến cuối năm 2014 lỗ gần 100 tỷ đồng, cao hơn vốn chủ sở hữu. Hầu hết, các tập đoàn, tổng công ty có hoạt động đầu tư xây dựng kinh doanh bất động sản còn dự án dự chậm tiến độ, một số dự án phải tạm dừng triển khai, gây lãng phí vốn đầu tư.
Nhiều tập đoàn, tổng công ty quản lý nợ chưa chặt chẽ, dẫn đến nợ phải thu quá hạn, nợ khó đòi lớn, một số đơn vị xóa nợ chưa đủ điều kiện, trích lập dự phòng nợ phải thu khí đòi không đúng quy định, nợ tạm ứng tồn đọng nhiều năm với số tiền lớn chưa được thu hồi...
Điển hình, một số đơn vị có nợ phải thu quá hạn lớn như của EVN, Vinalines, Vinataba, Tập đoàn Dầu khí... Những doanh nghiệp có khoản nợ khó đòi lớn như MobiFone (công ty mẹ 312 tỷ đồng), VNPT - Global hơn 14 tỷ đồng, Vinataba 87 tỷ... Các tổng công ty thành viên trực thuộc Tập đoàn Điện lực cũng có hàng trăm tỷ đồng nợ khó đòi.
Cụ thể, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) lỗ gần 3.500 tỷ đồng, Tổng công ty 15 lỗ 471 tỷ, Vinaincom lỗ 132 tỷ, Tổng công ty Mía đường II lỗ 15 tỷ đồng, Công ty TNHH một thành viên In Đắc Lắc lỗ 3 tỷ đồng.
Kiểm toán Nhà nước cũng nhận định nhiều đơn vị có hiệu quả đầu tư thấp, vốn góp của các đơn vị vào nhiều doanh nghiệp có tình trạng xấu, có nguy cơ ngừng hoạt động hoặc phải giải thể. Cụ thể, tại Vinalines, 51 trong tổng số 63 đơn vị có vốn đầu tư của công ty mẹ thua lỗ hoặc hiệu quả thấp, cổ tức thu được năm 2014 chỉ bằng 0,46% vốn đầu tư. Công ty mẹ - COMA có lợi nhuận được chia từ các công ty con bằng 1,05% vốn đầu tư, trong đó có tới 4 trong tổng số 10 công ty con mất vốn, 2 đơn vị khác cũng thua lỗ. Cổ tức, lợi nhuận được chia năm 2014 của EVN cũng chỉ bằng 0,75% tổng giá trị đầu tư dài hạn. Tập đoàn Dầu khí đầu tư 800 tỷ đồng vào Oceanbank mất toàn bộ quyền, lợi ích và tư cách cổ đông.
Tổng công ty Dầu Việt Nam được chia cổ tức 112 tỷ đồng, chỉ bằng 1,73% giá trị đầu tư, trong khi khoản trích lập dự phòng tới 1.900 tỷ đồng đối với 14 doanh nghiệp có lỗ lũy kế.
Hàng loạt đơn vị trực thuộc Tổng công ty Mía đường II tính đến cuối năm 2014 cũng lỗ hàng chục tỷ đồng. Trong đó, Công ty cổ phần Mía đường Hiệp Hòa đến cuối năm 2014 lỗ gần 100 tỷ đồng, cao hơn vốn chủ sở hữu. Hầu hết, các tập đoàn, tổng công ty có hoạt động đầu tư xây dựng kinh doanh bất động sản còn dự án dự chậm tiến độ, một số dự án phải tạm dừng triển khai, gây lãng phí vốn đầu tư.
Nhiều tập đoàn, tổng công ty quản lý nợ chưa chặt chẽ, dẫn đến nợ phải thu quá hạn, nợ khó đòi lớn, một số đơn vị xóa nợ chưa đủ điều kiện, trích lập dự phòng nợ phải thu khí đòi không đúng quy định, nợ tạm ứng tồn đọng nhiều năm với số tiền lớn chưa được thu hồi...
Điển hình, một số đơn vị có nợ phải thu quá hạn lớn như của EVN, Vinalines, Vinataba, Tập đoàn Dầu khí... Những doanh nghiệp có khoản nợ khó đòi lớn như MobiFone (công ty mẹ 312 tỷ đồng), VNPT - Global hơn 14 tỷ đồng, Vinataba 87 tỷ... Các tổng công ty thành viên trực thuộc Tập đoàn Điện lực cũng có hàng trăm tỷ đồng nợ khó đòi.
Tác giả bài viết: Ngọc Tuyên