Tại Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ 7 (khóa XII) diễn ra tại Hà Nội, khi bàn đến vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu, ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng nay xu hướng tăng tuổi nghỉ hưu cơ bản diễn ra ở các nước thiếu lao động, trong khi Việt Nam đang ở thời kỳ dân số vàng, tình hình thiếu việc làm và thất nghiệp ở mức 2%/năm, tỉ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi 1,46%, mỗi năm trung bình có khoảng 1,2 triệu người bước vào thị trường lao động. "Việt Nam cũng đồng thời bước vào thời kỳ già hóa dân số, việc quy định tuổi nghỉ hưu phải tính toán cân nhắc kỹ lưỡng, phải tính toán đến nhu cầu có việc làm của lực lượng lao động trẻ (trong bối cảnh nước ta giảm biên chế) và nguyện vọng của một bộ phận NLĐ lớn tuổi không còn muốn tiếp tục làm việc"- ông Hiểu, bày tỏ.
Rất ít NLĐ không trụ nổi tới trên 60 tuổi |
Theo luật sư Đặng Anh Đức, giám đốc Công ty Luật TNHH Đặng và cộng sự, số lượng lao động Việt Nam là công nhân (CN) rất lớn, chủ yếu tham gia vào giai đoạn gia công trong chuỗi cung ứng hàng hóa, cụ thể là trong lĩnh vực may mặc, da giày, thủy sản, khai thác khoáng sản… Đây là những lĩnh vực này cần lao động trẻ, có sức khỏe và kỹ năng làm việc. "Trong trường hợp tăng tuổi hưu, các lao động này liệu có bảo đảm sức khỏe để tiếp tục thực hiện công việc theo nhu cầu của người sử dụng lao động (NSDLĐ). Nếu không đủ sức khỏe, vô tình họ trở thành gánh nặng cho NSDLĐ?" – ông Đức đặt vấn đề.
Gởi ý kiến đến Báo Người Lao Động, nhiều bạn đọc cho rằng không nên tăng tuổi hưu. Cách mạng khoa học và công nghệ bùng phát toàn cầu đã và đang giải phóng sức lao động con người, do vậy cần xem xét giảm tuổi hưu để mọi người được tham gia lao động và thụ hưởng thành tựu của nền văn minh nhân loại đã mang lại. chỉ ra thực trạng các công ty công nghiệp đa số sử dụng lao động chân tay, ít được đào tạo kiến thức làm việc trong môi trường công nghệ. Chỉ ra thực trạng các công ty công nghiệp đa số sử dụng lao động chân tay, ít được đào tạo kiến thức làm việc trong môi trường công nghệ, nhiều bạn đọc khẳng định rất ít NLĐ không trụ nổi tới trên 60 tuổi, và việc tăng ca càng ít ở độ tuổi trung niên. Theo nhiều bạn đọc, việc tăng tuổi nghỉ hưu và tăng giờ làm thêm cần xem xét lại, bởi không khéo sẽ già hoá lao động.
Lao động Việt Nam chủ yếu là lao động chân tay |
Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam ngày càng cao nhưng thực tế sức khỏe của người dân chưa tốt. Trung bình một người cao tuổi mắc 3 bệnh và phải chịu gánh nặng bệnh tật kép. Nữ giới sống có bệnh tật trung bình khoảng 11 năm và nam giới khoảng 8 năm, trong khi tính chất công việc, môi trường làm việc, điều kiện an toàn, vệ sinh lao động chậm được cải thiện.
Ông Đinh Tuấn Kiệt, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Vĩ Châu (quận 7, TP HCM), phân tích: "Nếu kéo dài tuổi nghỉ hưu thì những trường hợp thay vì tại thời điểm đó được nghỉ hưu thì họ phải làm thêm 2-3 năm mới được đủ tuổi về hưu, khổ là cũng tại thời điểm sức khoẻ của họ kém đi và không thể đi làm được nữa, điều phải làm là về hưu trước tuổi và ắt họ sẽ mất đi tỷ lệ % x số năm về hưu trước tuổi. Liệu với mức lương hưu tại thời điểm đó có bảo đảm điều kiện sống của họ không?
Lao động nặng nhọc, độc hại nên được quyền nghỉ hưu sớm Tổng LĐLĐ Việt Nam kiến nghị, cần cân nhắc đến các đối tượng là công nhân, lao động trực tiếp trong khu vực sản xuất, dịch vụ và một số ngành nghề đặc thù như giáo viên mầm non, tiểu học, người làm trong lĩnh vực nghệ thuật. Đối với những đối tượng này, phải đánh giá tác động và tiếp tục lắng nghe ý kiến trực tiếp từ họ. "Đối với NLĐ bị suy giảm sức khỏe, làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có quyền nghỉ hưu sớm hơn đến 10 năm so với quy định" - ông Ngọ Duy Hiểu, góp ý. |
Tác giả: An Chi
Nguồn tin: Báo Người lao động