Công ty vận tải Đan Mạch bị ảnh hưởng trong và ngoài nước vì tin tặc. Ảnh: Reuters |
Các quan chức của công ty và chính phủ Ukraine cho biết, có sự xâm nhập nghiêm trọng vào hệ thống điện, ngân hàng và các văn phòng chính phủ Ukraine. Một quan chức cấp cao của Ukraine đã cho thấy một bức ảnh màn hình máy tính tối thui và những lời nói, "toàn bộ mạng lưới bị sập."
Thủ tướng Ukraine cho biết, đây là cuộc tấn công chưa từng có nhưng "các hệ thống quan trọng đã không bị ảnh hưởng."
Công ty dầu Rosneft của Nga cũng báo cáo là nạn nhân của tin tặc. Anders Rosendahl, người phát ngôn của tập đoàn vận tải Đan Mạch Moller-Mae cho biết: "Cuộc tấn công không gian mạng đã ảnh hưởng đến tất cả các ngành kinh doanh của chúng tôi, trong và ngoài nước."
Số lượng các công ty và cơ quan báo cáo bị ảnh hưởng bởi chiến dịch tấn công mã độc đã tăng lên nhanh chóng. Cơn thịnh nộ điện tử dường như đang nhanh chóng rơi vào một cuộc khủng hoảng thực tế.
Nhật báo Hà Lan Algemeen Dagblaad cho biết, các bến tàu chứa container ở Rotterdam do một đơn vị của Maersk điều hành cũng bị ảnh hưởng. Rosneft nói rằng công ty này đã tránh được những thiệt hại nghiêm trọng.
"Cuộc tấn công có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nhưng sản xuất dầu cũng như chế biến không bị ảnh hưởng bởi thực tế là công ty đã chuyển sang một hệ thống kiểm soát dự trữ", công ty cho biết.
Có rất ít thông tin về những gì có thể đằng sau sự gián đoạn tại mỗi công ty cụ thể, nhưng các chuyên gia về an ninh mạng đã nhanh chóng thu thập thông tin về một hình thức tấn công mã độc bằng cách xáo trộn tài liệu cho đến khi thanh toán được thực hiện.
Công ty an ninh không gian mạng Rumani của Bitdefender cho biết, một chiến dịch tấn công mạng khổng lồ đang được diễn ra toàn cầu. Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, nhà phân tích Bogdan Botezatu của Bitdefender nói rằng, ông đã kiểm tra các mẫu của chương trình và dường như nó gần như giống với GoldenEye, một trong những chương trình bắt giữ con tin đang lưu hành trong nhiều tháng.
Không rõ tại sao mã độc này đột ngột trở nên mạnh hơn, nhưng Botezatu nói rằng, nó có khả năng lây lan tự động qua mạng, mà không cần sự tương tác của con người.
Phần mềm tự lan truyền, thường được mô tả là "sâu", đặc biệt đáng sợ vì chúng có thể lây lan nhanh chóng, giống như một bệnh truyền nhiễm. Botezatu nói: "Nó giống như ai đó hắt hơi vào một đoàn tàu đầy người. Bạn phải tồn tại ở đó và bạn dễ bị tổn thương."
Từ ngày 23/6 đến 25/6 vừa qua, Quốc hội Anh cũng đã tê liệt do bị tin tặc tấn công. Khoảng 9.000 địa chỉ email của các thành viên Quốc hội, trong đó có cả Thủ tướng Theresa May cùng nhóm nội các Anh đã bị tin tặc xâm nhập.
Mặc dù cuộc điều tra đang ở giai đoạn đầu, mọi nghi vấn đang đổ về một nhóm tin tặc Nga. Cuộc tấn công trong nhiều giờ nhưng chỉ 1% số email bị ảnh hưởng, chủ yếu là những người sử dụng mật khẩu yếu, dễ đoán và không có các bước bảo mật cần thiết.
"Họ có thể đã đọc tất cả email (của các thành viên quốc hội) trong nhiều năm mà không hề hay biết", Ilia Kolochenko, Giám đốc điều hành của công ty an ninh High-Tech Bridge, cho biết.
Thế giới chưa kịp hoàn hồn từ sau vụ tấn công mã độc WannaCry hoặc WannaCrypt, thì giờ đây lại phải đối mặt với một loại mà độc mới mà các chuyên gia chưa xác định được nguồn gốc. Biến thể mã độc đặc biệt này để lại một tin nhắn với một địa chỉ email liên lạc và khi người dùng gửi tin nhắn tới địa chỉ đó thì không nhận được hồi âm.
Tác giả: Hà Thu
Nguồn tin: Báo Tiền phong