Kinh tế

"Tái sinh" làng nồi đất Trù Sơn

Hai nai năm trở lại đây, nhiều nhà hàng, khách sạn và làng nghề nấu cá truyền thống phát triển nên sản phẩm nồi đất được nhiều nơi sử dụng. Vì vậy, nghề nồi đất ở xã Trù Sơn – huyện Đô Lương cũng phát triển trở lại với nhiều sản phẩm đa dạng như siêu sắc thuốc, cơm niêu, cá kho tộ…

Mặc dù hơn 2 tháng nữa mới đến Tết nguyên đán nhưng gia đình chị Nguyễn Thị Thái ở xóm 12, xã Trù Sơn đã có rất nhiều khách hàng ở các tỉnh phía bắc đặt hàng nồi đất. Để có đủ nguồn hàng cung cấp cho thị trường, trong nhà chị thường xuyên có 5 lao động làm nồi với mức lương 3 triệu đồng/người/tháng. Chị Thái còn thu mua sản phẩm nồi đất của nhiều người dân trong xóm đem đi tiêu thụ ở các tỉnh như Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Nam cho đến

Quảng Bình. Bình quân, mỗi tuần gia đình chị Thái cung cấp cho thị trường hơn 4.000 sản phẩm nồi đất, đem lại thu nhập gần 10 triệu đồng.

Xã Trù Sơn hiện có khoảng 60 hộ làm nghề

Không chỉ gia đình chị Thái, hiện nay, nghề làm nồi đất ở xã Trù Sơn phát triển mạnh. Bà Nguyễn Thị Chung ở xóm 12 cho biết, bà làm nghề nồi đất từ khi còn nhỏ, đến nay đã gần 60 tuổi nhưng bà vẫn gắn bó với nghề. Trước đây, do chưa có thị trường tiêu thụ sản phẩm nên mỗi tháng gia đình bà chỉ nung được từ 1-2 lò, bình quân mỗi lò làm ra 300 sản phẩm nồi đất rồi dùng xe thồ chở đi rao bán khắp nơi, rất vất vả mà thu nhập đem lại thấp. Nhưng nay, sản phẩm nồi đất làm ra được khách hàng nhiều tỉnh đến tận nhà thu mua rất thuận lợi nên mỗi tháng gia đình bà nung 4-5 lò, đem lại thu nhập mỗi tháng gần 30 triệu đồng cho gia đình và tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 2-3 lao động.

Trung bình mỗi tháng, hộ làm nghề nung đến 1-2 lò, cho ra khoảng 300 sản phẩm


Hai nai năm trở lại đây, nhiều nhà hàng, khách sạn và làng nghề nấu cá truyền thống phát triển nên sản phẩm nồi đất được nhiều nơi sử dụng. Vì vậy, nghề nồi đất ở xã Trù Sơn cũng phát triển trở lại. Theo thống kê, hiện nay, xã Trù Sơn có khoảng 60 hộ làm nghề, tập trung chủ yếu ở các xóm 10, 11, 12, 13. Sản phẩm nồi đất do người dân Trù Sơn làm ra cũng đa dạng về mẫu mã như siêu sắc thuốc, cơm niêu, cá kho tộ được khách hàng ưa chuộng. Bình quân mỗi tháng, làng nghề Trù Sơn làm ra hàng chục ngàn sản phẩm nồi đất làm nồi đất đem lại cho các hộ dân thu nhập từ 2,5-3 triệu đồng giúp cho cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao.

Sản phẩm nồi đất Trù Sơn gắn liền với các món ăn truyền thống của dân tộc

Anh Lê Xuân Thọ - Phó Chủ tịch UBND xã Trù Sơn khẳng định: Nghề làm nồi đất truyền thống ở xã Trù Sơn phát triển, không chỉ giúp người dân tăng thêm nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống mà điều quan trọng hơn là người dân gìn giữ và phát triển được nghề truyền thống của cha ông.

Tác giả bài viết: Văn Đăng – Hoàng Phi

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok