Thế giới

Tại sao Mỹ luôn là tâm điểm xảy ra các vụ xả súng hàng loạt?

Theo một nghiên cứu của Adam Lankford, đại học Alabama, Mỹ, cho thấy gần 50 năm (từ năm 1966 đến 2012), trên thế giới đã xảy ra 292 vụ xả súng hàng loạt (có ít nhất 4 người chết), trong số đó, Mỹ có 90 vụ.

Liên tiếp xả súng đẫm máu

Theo một nghiên cứu của Adam Lankford, đại học Alabama, Mỹ, cho thấy, gần 50 năm (từ năm 1966 đến 2012), trên thế giới đã xảy ra 292 vụ xả súng hàng loạt (có ít nhất 4 người chết), trong số đó, Mỹ có 90 vụ, chiếm gần 1/3 tổng số các vụ xả súng đẫm máu. Hầu hết các vụ trên đều do chính những người có quốc tịch Mỹ thực hiện.

Những cuộc xả súng đẫm máu tại Mỹ gần đây xảy ra với mật độ dày đặc và số lượng thương vong ngày càng khủng khiếp, làm dư luận dấy lên câu hỏi, tại sao quốc gia này lại luôn là tâm điểm xảy ra những vụ xả súng giết người hàng loạt?

Hiện trường vụ xả súng mới nhất ngày 5/11 (giờ địa phương).


Quốc gia sở hữu số lượng súng lớn nhất thế giới

Trước đó, theo thống kê vào năm 2007 của Dự án Nghiên cứu vũ khí cá nhân thuộc viện Nghiên cứu và Phát triển quốc tế tại Geneva, Thụy Sĩ, cho thấy người dân Mỹ đang sở hữu khoảng 270 triệu khẩu súng tương đương với tỷ lệ cứ 100 người dân Mỹ thì có khoảng 88 đến 89 khẩu súng.

Trong khi đó, quốc gia có tỷ lệ sở hữu súng nhiều thứ hai thế giới là Yemen cũng chỉ sở hữu khoảng 55 khẩu súng trên 100 người dân mà thôi.

Người dân Mỹ dễ dàng sở hữu một khẩu súng

Quốc hội Mỹ cho rằng, quyền sử dụng súng là một trong những quyền cơ bản của con người đã được quy định trong Hiến pháp.

Người dân Mỹ có thể sử dụng súng để tự bảo vệ mình, săn bắn, chơi thể thao, thậm chí là phối hợp với quân đội, cảnh sát trong các hoạt động an ninh và phòng thủ quốc gia.

Việc buôn bán vũ khí của Mỹ được coi là hợp pháp. Các loại súng được bán một cách công khai, phổ biến và được coi như một loại hàng hóa thông thường khác.

Tùy theo quy định của từng bang, chỉ cần đáp ứng một số điều kiện tối thiểu, chẳng hạn như về lý lịch tư pháp, người dân có thể sở hữu một khẩu súng một cách dễ dàng.

Giá một khẩu súng ở Mỹ cũng khá rẻ. Một khẩu súng ngắn của Mỹ chỉ khoảng 200 đô, một khẩu súng liên thanh cũng chỉ khoảng 1.500 đô, trong khi đó, thu nhập bình quân đầu người hàng năm của người dân Mỹ là khoảng 57.000 đô. Hơn nữa, hoạt động buôn lậu súng ở Mỹ rất đa dạng, phức tạp và phổ biến.

Thông qua hệ thống này, người dân và kể cả tội phạm cũng dễ dàng sở hữu một khẩu súng với đủ các thể loại mà không phải thông qua bất cứ công tác kiểm tra, thẩm định nào.

Mục tiêu trả đũa

Theo thống kê của bộ Quốc phòng Mỹ vào năm 2008, quân đội nước này đang có mặt tại ít nhất 135 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, những điểm nóng như Iraq, Afghanistan, Bắc Phi, Hàn Quốc, Syria, … quân đội Mỹ đều có mặt và trực tiếp tham gia chiến trận. Điều này làm cho quân đội Mỹ, thậm chí cả những người dân Mỹ đều trở thành mục tiêu trả đũa của các lực lượng đối lập.

Mưu đồ thâm độc

Hầu hết các vụ xả súng thảm sát của Mỹ đều được giới truyền thông chú ý và đưa tin một cách cần mẫn, dày đặc. Đơn cử, chỉ cần gõ chữ Stephen Paddock, tên kẻ khủng bố thực hiện vụ xả súng kinh hoàng tại Las Vegas, Mỹ tối ngày 1/10/2017, trên thanh công cụ tìm kiếm Google, sẽ có vô số kết quả tìm kiếm chỉ sau 0,58 giây.

Rõ ràng, đây là cách nhanh nhất để gây chấn động dư luận, nhằm đạt được mưu đồ của những kẻ khủng bố.

Tác giả: Trịnh Cao Khải

Nguồn tin: Báo Người đưa tin

  Từ khóa: xả súng , Mỹ

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok