Song, gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin những vòng tròn được khắc trên đôi đũa dùng một lần chính là cách mà các nhà sản xuất đánh dấu chiếc đũa đó được tái chế lần thứ bao nhiêu.
Nhiều người nghi ngờ về vòng tròn khắc trên thân đũa
Theo đó, loại đũa dùng một lần được chia làm 3 loại gồm: loại không có vạch, loại 2 vạch và loại 3 vạch, tương đương đó là đũa mới tinh chưa tái chế lần nào, đũa đã tái chế 2 lần và đũa tái chế 3 lần.
Chia sẻ trên VTV, ông Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia Công nghệ thực phẩm, khẳng định đó là thông tin vô căn cứ.
Theo ông Thịnh, việc khắc vạch vòng tròn trên đũa chỉ là đánh dấu đầu đũa trên hay đầu đũa dưới. Ngoài ra, vòng tròn khắc trên đầu đũa cũng có tác dụng trang trí cho những đôi đũa đẹp hơn.
Trong khi đó, bà Nguyễn Tú Anh, Phó Tổng giám đốc một công ty sản xuất đũa dùng một lần, cũng cho hay: "Đũa dùng một lần có chi phí bán ra trên thị trường khá rẻ. Do đó, nếu chúng tôi làm sản phẩm tái sử dụng lại thì riêng việc thu mua lại sản phẩm đã dùng rồi đem đi tái chế, chi phí tái xử lý sẽ đắt hơn gấp 3 lần chi phí sản xuất một đôi đũa mới".
Chi phí sản xuất đũa dùng một lần rẻ hơn nhiều so với tái chế sử dụng
Còn về vấn đề tẩy trắng, loại bỏ nấm mốc đũa dùng một lần bằng hoá chất độc hại, theo người sản xuất, đũa dùng một lần được làm bằng tre, nứa nên rất dễ bị nấm mốc. Và muốn xử lý vấn đề này, các loại đũa dùng một lần phải trải qua các công đoạn hấp sấy.
Với công đoạn này, lưu huỳnh vẫn là chất thường xuyên được người sản xuất sử dụng để đạt hiệu quả chống mốc, tăng thời gian sử dụng với tỷ lệ là 250g lưu huỳnh dùng cho 1 tấn tre/nứa với thời gian hấp sấy trong vòng 48 giờ đồng hồ.
Ông Nguyễn Duy Thịnh cho rằng, việc xử lý đũa chống mốc như vậy là an toàn. Bởi lưu huỳnh là chất được dùng trong công nghệ thực phẩm, tuy nhiên, phải sử dụng đúng cách, đúng liều lượng.
Tác giả bài viết: Lưu Minh (tổng hợp)
Nguồn tin: