Về xã Nghi Vạn hỏi nhà chị Phan Thị Nga (SN 1961, trú tại xóm 3, xã Nghi Vạn, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) có lẽ không ai không biết, khi tai họa cứ liên tiếp đày đọa gia đình người đàn bà tàn tật bất hạnh này.
Chị Nga là con của liệt sỹ Phan Công Ươn (hy sinh năm 1974) và bà Nguyễn Thị Vỵ. Sinh ra trong một gia đình đông con, ngay từ nhỏ chị Nga đã bị dị tật vận động, chân trái không phát triển, đã thế chị còn bị thêm các bệnh về tim, khớp.
Không có tiền chữa trị cho con, chị Hoa đành ôm cả hai đứa con mình về quê nhờ bà chăm sóc.
Những mối tình “rổ rá cạp lại”
Gặp chị Nga trong căn nhà cấp 4 đã ọp ẹp bởi thiếu đi bàn tay chăm sóc của người đàn ông. Trận mưa lớn làm nước dột khắp căn nhà đã mối mọt nên chị đang dùng thau chậu để hứng nước mưa rơi xuống. Đứa con gái vừa bị câm điếc, vừa bị thiểu năng trí tuệ bẩm sinh thấy người lạ thì sợ hãi ôm đứa con còn đỏ hỏn trong tay bỏ trốn xuống bếp.
Bị dị tật đôi chân và tay từ nhỏ nên việc đi lại của chị Nga gặp rất nhiều khó khăn. Dù đến tuổi lập gia đình nhưng do dị tật nên không đám nào dám đến hỏi chị. Đầu năm 1989, thương chị và cũng hoàn cảnh mồ côi cả bố lẫn mẹ, không anh em họ hàng thân thích nên anh Nguyễn Như Hợi (ở xã Nghi Trường (Nghi Lộc) - kém chị 10 tuổi đã đến xin cưới chị làm vợ.
Trong chưa đầy 1 năm người đàn bà dị tật vận động bẩm sinh Phan Thị Nga phải gánh hai tang chồng và người con trai.
Hoàn cảnh gia đình chị Nga cũng nghèo khó, anh chị em đều làm nông cả. Thương vợ chồng tật nguyền nên gia đình và bà con lối xóm người giúp công, người giúp của dựng cho anh chị căn nhà để ở riêng.
Và kết quả của tình yêu đến cuối năm 1989, mọi người vui mừng khi chị Nga sinh hạ đứa con gái đầu lòng và đặt tên Nguyễn Thị Hoa.
Niềm vui như ngắn lại hơn bao giờ hết. Bé Hoa càng lớn thì càng có nhiều biểu hiện bất thường. 4 tuổi, 7 tuổi Hoa cũng không thấy nói năng gì, gặp người lạ thì sợ và trốn vào bóng tối.
Giờ người đàn bà tàn tật này trở thành trụ cột trong gia đình để lo cho người con gái bị dị tật câm, điếc và thiểu năng trí tuệ bẩm sinh cùng hai đứa cháu mang bệnh trong người.
Do hoàn cảnh quá khó khăn, đến khi đứa con hơn 11 tuổi anh chị mới đưa được cháu đi bệnh viện khám. Khám xong, bác sĩ bảo cháu bị câm, điếc và bị thiểu năng trí tuệ bẩm sinh.
Gánh nặng lại thêm gánh nặng, khó khăn chồng chất khó khăn và cũng từ đó, truân chuyên cuộc sống gia đình như bủa vây lấy gia đình anh.
Để mong có đứa con nối dõi, gánh vác trụ cột gia đình, thì năm 1998, chị Nga sinh hạ thêm một đứa con trai là cháu Nguyễn Như Thành. Thành là kết quả tinh hoa của vợ chồng anh Hợi chị Nga ước nguyện bấy lâu.
Cháu Vương Hoàng Minh Quân từ khi sinh ra đã bị hẹp đường ruột phải chữa trị thường xuyên. Đáng lẽ cháu được đi kiểm tra và tiếp tục chữa trị theo đúng định kỳ căn bệnh hẹp đường ruột nhưng do nợ chưa trả hết trong khi chạy lo ăn từng bữa còn khó nên cả hai mẹ con tật nguyền Phan Thị Nga đành bất lực nhìn cháu đau đớn hàng ngày.
Niềm vui đến với vợ chồng anh chị khi Thành khỏe mạnh, bình thường và không bị dị tật. Thành lớn lên trong gia cảnh nghèo khó, thiếu thốn... được bố mẹ thương yêu, bà con lối xóm đùm bọc.
Thương mẹ và chị dị tật nên lớn lên ngoài lúc đi học Thành lại cùng bố chia sẻ việc nhà, làm ruộng. Cô con gái đầu Nguyễn Thị Hoa được đi học ở trường câm điếc, gặp một người cùng hoàn cảnh, được gia đình hai bên vun vén đã về nhà chồng năm 2010 và đã có 2 cháu.
Tang chồng tang
Tưởng cuộc sống đã bớt vất vả hơn, thì từ năm 2014 đến nay, bao tai họa đã lần lượt đổ xuống gia đình chị. Hè năm 2014, cháu Nguyễn Như Thành đi mò cua bắt ốc chẳng may trượt chân xuống vũng sâu bị đuối nước. Chưa đầy một năm sau đó, chị đang ở nhà thì nghe người làng báo tin dữ, người dân phát hiện anh Nguyễn Như Hợi tử vong ngay tại đoạn đường tránh Vinh, không xác định được kẻ gây ra tai nạn.
Tang chồng tang, nỗi đau chèn lên nỗi đau làm cho người đàn bà tàn tật này không còn đứng vững nữa. Căn nhà nhỏ với hai chiếc bàn thờ của chồng và con trai nằm cạnh nhau, ai đến nhìn vào cũng xót xa.
Thế nhưng, tai họa đâu đã buông tha gia đình chị. Số phận như quẩn quanh, đày đọa lấy gia đình này. Vào đầu năm 2016, vợ chồng người con gái đi làm ăn tận miền Nam báo tin sinh hạ đứa con thứ 2 bị hẹp ruột phải mổ gấp.
Thế là chị lại phải cắm sổ đỏ vào ngân hàng vay mượn gửi tiền cho vợ chồng người con gái chữa bệnh cho cháu. Trong khi mọi người đang lo cho đứa cháu mới sinh trong bệnh viện, thì ở nhà trọ đứa con trai đầu của Hoa bị chảo dầu ăn đổ lên người gây bỏng nặng toàn thân.
Cả hai vợ chồng Hoa đều tàn tật, lại ở mảnh đất khách chẳng biết bấu víu vào ai, bạn bè ai cũng công nhân lấy đâu ra tiền mà mượn… Trong khi đó, thu nhập chỉ trông chờ vào những ngày công ít ỏi của người chồng tàn tật chưa đủ ăn, chứ nói đến có tiền chữa bệnh cho con thì càng trở nên xa vời.
Không còn biết bấu víu vào đâu, Hoa đành nhắn về nhờ mẹ ở quê giúp đỡ để chữa trị cho đứa con còn lại. Thế là chị Nga lại chạy đi vay mượn anh em, họ hàng, làng xóm gửi vào cho vợ chồng con gái cứu chữa cho đứa cháu bị bỏng nặng. Khi đứa cháu đầu qua cơn nguy kịch cũng là lúc chị sống với số nợ lên đến cả hơn trăm triệu đồng.
Không còn một xu dính túi, không có tiền chữa trị cho con, Hoa đành dắt díu hai đứa con về ở với chị Nga (bà ngoại).
Giờ chị Nga trở thành trụ cột chính cho người con gái dị tật và hai đứa cháu nhỏ mang bệnh trong người. Thu nhập chính hiện nay phụ thuộc vào ba sào lúa cũng chỉ đủ ăn qua ngày đoạn tháng. Còn số tiền lãi, vay mượn trước đang nợ một cục càng làm cho chị lo lắng thêm.
Giờ đây ai thuê gì, làm gì miễn là công việc hợp pháp, bất kể đêm khuya, mưa nắng chị đều làm tất chị chỉ mong muốn kiếm tiền để trả bớt số nợ ngày càng tăng lên.
“Chồng và đứa con trai khỏe mạnh, trụ cột gia đình nay đã mất rồi, nhiều lúc nghĩ quẫn tôi định quyên sinh cho rồi. Nhưng nhìn đứa con gái bị dị tật đang phải lo cho hai đứa cháu bị bệnh nên tôi không đành. Con rể bị câm điếc bẩm sinh nên đi làm ăn ở miền Nam được vài triệu tiền lương, trừ chi phí ăn ở thì mỗi tháng cũng chỉ gửi về được dăm, bảy trăm nghìn lo thuốc thang cho đứa cháu bị hẹp ruột thôi chú à. Giờ cần tiền chữa căn bệnh hẹp ruột cho đứa cháu nhưng cũng chẳng còn chỗ mà vay. Gia đình chẳng có thứ gì giá trị để bán nên đành chấp nhận chờ ý trời vậy. Mai mốt họ đòi nợ không có tiền trả chắc cũng phải bán nốt căn nhà này mà trả nợ thôi. Họ giúp mình lúc hoạn nạn là mừng lắm rồi…”, chị Nga vừa nói vừa đưa tay gạt nước mắt.
Nói về hoàn cảnh gia đình chị Nga, ông Ngô Sỹ Thế - Phó chủ tịch UBND xã Nghi Văn cho biết: “Gia đình chị Nga thực sự éo le, cả hai mẹ con đều bị dị tật, người con rể cũng vậy. Được người chồng và đứa con trai lành lặn thì lại bị tai nạn liên tiếp qua đời. Giờ lại thêm hai đứa cháu nhỏ nheo nhóc bởi bệnh tật cũng không có tiền chữa trị. Địa phương cũng tìm mọi cách giúp đỡ cho gia đình chị nhưng cũng vì điều kiện nơi đây còn khó khăn nên cũng chẳng thấm vào đâu”.
Nhà nghèo, không có thu nhập, nhưng chị Nga vẫn đang phải đảm đương nhiệm vụ trụ cột gia đình. Số tiền vay mượn sau những lần hoạn nạn ngày một nhiều, giờ đây lại càng tăng thêm với bao nhiêu chi tiêu phải trông chờ vào chị. Hiện nay, ngoài bản thân chị, chị Nga còn phải gánh thêm người mẹ già, hai cháu nhỏ và đứa con gái câm điếc, tàn tật.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
Mã số 2349: Chị Phan Thị Nga, xóm 3, xã Nghi Vạn, huyện Nghi Lộc, Nghệ An.
Số ĐT: 01657.507.497
Tác giả bài viết: Nguyễn Duy
Nguồn tin: