Cuộc tranh luận trên truyền hình cho thấy sự cam kết của chính phủ thúc đẩy sự minh bạch.
Tình trạng công chức nhà nước làm ít hưởng lương cao ảnh hưởng tới kinh tế
Cải cách kinh tế là vấn đề đang đặt ra trong bối cảnh giá dầu giảm. Các nhà phân tích cho rằng, những thay đổi trong khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò quan trọng trong công cuộc cải cách nền kinh tế Saudi Arabia.
Theo thống kê của McKinsey, có khoảng 3 triệu người, tương đương khoảng 70% lực lượng lao động đang làm việc tại khu vực công. Chiếc ghế công chức luôn được nhiều người thèm muốn bởi không bao giờ mất việc và mức lương hấp dẫn.
Mức lương bình quân của các công chức tăng 74% từ năm 2004 đến 2013. Số liệu năm 2013 cho thấy, trung bình mức lương của nhân viên nhà nước là 2.400 USD/tháng, tương đương gần 53 triệu đồng.
Trong một bản văn bản McKinsey kiến nghị, khu vực công cần phải hạn chế hoặc cắt giảm nhân sự để đảm bảo không bị mất cân đối giữa tư nhân và nhà nước.
Ông Alaraj thừa nhận, khu vực tư nhân và nhà nước đang mất cân bằng trong tuyển dụng lao động, hàng tập hồ sơ đang xếp hàng để xin việc vào nhà nước.
“Ở bộ tôi có hơn 1 triệu hồ sơ xin việc, trong đó, 200.000 người đã làm ở khu vực tư nhân và sắp bị cắt giảm lương”, ông nói.
Nguồn thu chính của Ả Rập Saudi dựa dầu mỏ. Giá dầu giảm trong thời gian dài vừa qua đã ảnh hưởng lớn tới ngân sách của nước này. Chính phủ đang đưa ra hàng loạt các biên pháp đẻ tăng thu trong đó có thuế, cắt giảm trợ cấp năng lượng, cắt giảm viên chức hưởng lương và vay hàng tỷ USD trái phiếu để căn bằng sổ sách.
Thứ trưởng bộ kinh tế ông Mohamed Al Tuwaijri nhấn mạnh: “Nếu không có biện pháo cải cách và kinh tế toàn cầu không có gì thay đổi thì chúng ta sẽ phải đối mặt với nguy cơ phá sản trong 3-4 năm tới”.
Thái tử Mohammed bin Salman đang đứng đầu cơ quan cải cách. Ông đang có kế hoạch thúc đẩy doanh thu từ dầu gấp sáu lần đạt con số 266 tỷ USD vào năm 2030, bán cổ phiếu các công ty dầu khí quốc ra và tạo ra một quỹ trị giá 1,9 tỷ USD để đầu tư trong và ngoài nước.
Tác giả bài viết: Nam Hải
Nguồn tin: