"Chúng tôi đã chuyển 25 người bị thương đến bệnh viện, và xác nhận một người đã tử vong", ông Ko Nyi nói.
Lực lượng cứu hộ di chuyển một thi thể tại hiện trường vụ sạt lở mỏ ở Myanmar hồi tháng 7/2020. Ảnh: MFSD. |
Hiện khoảng 200 nhân viên cứu hộ đang tìm kiếm thi thể cũng như những người sống sót sau tai nạn thương tâm. Một số người dùng xuồng để tìm kiếm thi thể trong một hồ nước gần mỏ ngọc này.
Myanmar là quốc gia sản xuất khoảng 90% sản lượng ngọc bích trên thế giới. Ngành công nghiệp khai thác đá tại nước này chủ yếu được thúc đẩy do nhu cầu rất lớn từ Trung Quốc.
Hàng chục người chết mỗi năm khi làm việc trong ngành công nghiệp này. Các vụ lở đất và tai nạn lao động thường xảy ra tại những mỏ ngọc ở Hpakant, khu vực thu hút nhân công từ khắp nơi ở Myanmar tới khai thác ngọc bích.
Tháng 7/2020, hơn 170 người, nhiều người trong số đó là lao động nhập cư, đã thiệt mạng sau khi mưa lớn khiến bùn đất cao tới gần 80 m đổ sụp xuống khu mỏ lộ thiên ở Hpakant.
Năm 2019, hơn 50 người đã chết trong vụ sập mỏ tương tự. Năm 2015, hơn 120 người bỏ mạng tại đây.
Dù nguy hiểm như vậy song người lao động vẫn đổ xô đến đây với hi vọng tìm được đá quý để đổi đời. Những công nhân khai thác đá quý ở đây thường đến từ các cộng đồng dân tộc nghèo khó, những người đi mót phế liệu do các công ty lớn bỏ lại.
Tổ chức Global Witness (tổ chức phi chính phủ và phi lợi nhuận quốc tế với mục tiêu chống lại tình trạng bóc lột tài nguyên thiên nhiên) ước tính ngành công nghiệp khai thác đá quý ở Myanmar trị giá khoảng 31 tỷ USD trong năm 2014, mặc dù có rất ít tiền trong số này chảy vào kho bạc nhà nước.
Các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của miền Bắc Myanmar bao gồm ngọc, gỗ, vàng và hổ phách, đã tài trợ cho cả hai phe trong cuộc nội chiến kéo dài hàng thập kỷ giữa lực lượng nổi dậy Kachin và quân đội chính phủ. Cuộc chiến kiểm soát mỏ và doanh thu mà mỏ mang lại thường xuyên kết thúc bằng thiệt hại cho dân thường.
Tác giả: Mộc Miên
Nguồn tin: doisongphapluat.nguoiduatin.vn