Mỏ vàng Darsaya ở gần al-Nahud, một thị trấn cách Khartoum khoảng 500 km (310 dặm) về phía Tây, mới đây đã được mở cửa trở lại sau khi chính phủ yêu cầu đóng cửa vì lo ngại về an toàn.
Khaled Dahwa, người đứng đầu Công ty Tài nguyên Khoáng sản Sudan ở vùng Tây Kordofan cho biết: “31 thợ mỏ đã thiệt mạng vì mỏ vàng sập".
Một hạt vàng được tìm thấy bởi một trong số hàng triệu công nhân ở Sudan. Ảnh: Getty. |
Công ty khai thác mỏ do nhà nước điều hành đã đăng hình ảnh lên Facebook cho thấy các thợ đào hạng nặng cố gắng tìm kiếm thêm những người sống sót và thi thể. Trên mạng xã hội cũng xuất hiện hình ảnh mọi người chuẩn bị lăng mộ cho các nạn nhân trong vụ việc.
Khai thác vàng phát triển mạnh trên khắp Sudan khoảng một thập kỷ trước trong bối cảnh lạm phát gia tăng ở một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Khoảng hai triệu thợ mỏ truyền thống đang tham gia vào việc tìm kiếm vàng trên khắp đất nước. Họ thường làm việc trong các mỏ bán hợp pháp trên khắp Sudan với cơ sở hạ tầng xiêu vẹo trong điều kiện không an toàn.
Theo số liệu chính thức, bất chấp những điều kiện bấp bênh này, họ khai quật được khoảng 80% tấn vàng mà Sudan sản xuất mỗi năm. Năm 2020, quốc gia Đông Phi sản xuất 36,6 tấn, nhiều thứ hai trong lục địa, số liệu chính thức cho thấy.
Trong hai năm qua, chính phủ chuyển tiếp của Sudan đã bắt đầu điều tiết ngành công nghiệp này trong bối cảnh bị cáo buộc buôn lậu vàng. Tuy nhiên, đất nước này đã chìm trong khủng hoảng chính trị kể từ cuộc đảo chính quân sự vào ngày 25/10.
Các vụ sập hầm mỏ thường diễn ra phổ biến ở các nước châu Phi.
Tác giả: Bích Thảo
Nguồn tin: doisongphapluat.nguoiduatin.vn