Kinh tế

Rộ mùa rau bù bãi sông Lam

Rau bù bao gồm ngọn, búp hoa và quả là nguồn thực phẩm được cho là siêu sạch vì không phải dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật.

Rau bù được thu hoạch từ đầu tháng Giêng là lúc các nguồn rau củ khác đã cạn lại càng hút khách. Những ngày nay người dân vùng bãi Sông Lam của huyện Thanh Chương đang tập trung thu hoạch rau bù đưa lại nguồn thu nhập đáng kể.
DSC 0285
Những ruộng bù mơn mởn dày đặc ở các bãi sông

Từ nhiều ngày nay ngày nào cũng vậy 2 buổi sáng chiều chị Nguyễn Thị Thuận ở Thông Lĩnh Thủy xã Thanh Lĩnh huyện Thanh Chương luôn tất bật với việc thu hái vá bán các loại sản phẩm từ bù rợ ( bí đỏ). Chị cho biết là từ nhiều năm nay cứ sau mùa lụt năm nào chị cũng trồng được 5 sào bù tại bãi Sông Lam. Đất ở đây đủ ẩm, lại nhiều bờ bụi không thể canh tác các loại cây trồng khác nên rất hợp với cây bù rợ. Đây lại là loại cây trồng không phải phun thuốc trừ sâu, thu hái dài ngày với nhiều loại sản phẩm như ngọn, búp hoa, quả non, quả già nên rất dễ bán. Hiện tại mỗi kg ngọn bù có thể bán được 25000 đồng, một quà bù nhỏ bằng nắm tay bán được 5000 đồng. Mỗi ngày bình quân thu được khoảng 400 000 đồng, mỗi sào có thể thu được khoảng 4 triệu đồng.

Cũng giống như chị Thuận, Chị Phan Thị Chanh ở xóm 12 xã Thanh Tiên cũng là người thường xuyên trồng bù. Chi cho biết là gia đình chị đã đầu thầu gần 3 ha đất bãi soi của xã. Diện tích này từng trồng ngô, trồng mía, cỏ voi nhưng hiệu quả không cao, ba năm lại nay chi đã đầu tư trồng bù. “vào mùa thu hoạch công việc bận rộn hơn nhưng các sản phẩm từ bù rất dễ bán nên thu nhập cao hơn các loại cây trồng khác”, chị Canh chia sẻ.

Thanh Chương là huyện lắm sông suối, trong đó sông Lam chảy qua địa bàn trên 40 km đã tạo nên nhiều bãi bồi rất phù hợp với cây bù rợ. Trước đây trồng bù chỉ để lấy quả nên lượng trồng còn ít nay nhu cầu về rau bù tăng nhanh nên đã có hàng ngàn hộ dân đầu tư trồng bù. Chủ yếu ở các xã Cát Văn, Thanh Tiên, Thanh Lĩnh, Đồng Văn… là những địa phương có nhiều bãi soi. Đây là diệc tích thường bị ngập lụt, rửa trôi nên trồng bù vừa đưa lại hiệu quả kinh tế vừa chống xói lở. Mỗi năm người dân có thể thu được hàng chục tỷ đồng từ cây bù.

Các sản phẩm từ bù có thể chế biến được nhiều món ăn ngon, sạch như luộc, nôm, xào, nấu canh hầm xương, canh hến. Những ngày nay đi qua tất cả các xã trên địa bàn huyện Thanh Chương ở đâu cũng có thể bắt gặp cảnh người dân bán, mua các sản phẩm từ bù tại các chơ cóc, chợ hôm hoặc lề đường ngay cạnh bãi sông nhưng nhiều nhất vẫn là tại các chợ phiên và chợ Trung tâm Thị Trấn. Theo những người buôn bán ở Trung tâm Thương mại và chợ chiều thị trấn Thanh Chương hiện tại bù là loại rau chính bởi các loại rau củ quả khác đã hết mùa, hoặc đã được phá đi để trồng màu vụ xuân. “Mùa rau bù rộ từ sau tết và đến hết tháng 3 khi trời nắng nóng mới kết thúc. Trời càng lạnh mát rau càng phát triển nên không lo hết hàng”. Chị Nguyễn Thị Thanh một người chuyên buôn rau ở chợ Thị trấn Thanh Chương vui mừng chia sẻ.

Tác giả bài viết: Trần Đình Hà (Đài Thanh Chương)

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok