Kinh tế

Quỳnh Lưu: Xuất khẩu than củi sang Hàn Quốc, Nhật Bản thu tiền tỷ mỗi năm

Nhằm phát triển kinh tế gia đình, chị Trần Thị Huyền ở TT Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu đã mạnh dạn xây dựng cơ sở sản xuất than củi từ gỗ bạch đàn thải. Sau gần 2 năm xây dựng và tìm kiếm thị trường, hiện nay than của chị Huyền đã xuất khẩu thành công sang các nước Hàn Quốc và Nhật Bản cho thu nhập tiền tỷ mỗi năm.

Nhận thấy cây bạch đàn sau khi thu hoạch chỉ lấy phần thân cây để làn nguyên liệu sản xuất giấy, còn lại phần ngọn, gốc và các nhánh bị bỏ hoang phí hoặc bán rẻ cho các hộ dân về làm củi nên đầu năm 2015 chị Trần Thị Huyền đã quyết định xây dựng xưởng sản xuất than củi. Nhờ có kinh nghiệm qua những lần tham quan mô hình sản xuất than tại các tỉnh phía nam cùng với sự góp sức của anh em bạn bè, chị Huyền đã đầu tư hơn 1 tỷ đồng xây dựng nhà xưởng, lò đốt củi tại xã niềm núi Ngọc Sơn.
1anh+than1
Nguyên liệu duy nhất để sản xuất than củi là gỗ tạp của cây bạch đàn.
2anh+than+2
Công nhân đang xếp củi vào lò chuẩn bị đốt

Ban đầu chị xây dựng 3 lò đốt truyền thống sản xuất loại than đen, tuy nhiên than đen chỉ tiêu thụ được ở thị trường trong nước nên giá thành rẻ, sản xuất không có lãi. Trăn trở với nghề mới, chị lại tìm kiếm thông tin trên mạng và được biết hiện nay các nước Châu Á đang ưa chuộng loại than trắng (than không có bụi đen bám vào tay khi cầm). Chị lại tiếp tục vay vốn đầu tư thêm 2 tỷ đồng mở rộng quy mô sản xuất với 12 lò đốt than trắng. Nhờ có nguyên liệu sẵn có là gỗ bạch đàn tạp tại địa phương giá thành rất rẻ, nhân công lao động dồi dào và tìm kiếm được thị trường tiềm năng nên sản phẩm than của chị Huyền làm đến đâu được tiêu thụ hết đến đấy.
3nh+than+3
Thời gian đốt than cũng rất công phu, trung bình 1 tháng cho ra lò 5 mẻ than trắng và chỉ 1 mẻ than đen
4anh+than+4
Than sau khi chín cho ra lò và “tui” ngay vào thùng phi nước lạnh và để nguội
5anh+than+5
Công nhân đang phân loại than
6anh+than+6
Than đen được cắt khúc đóng vào bao tải

Với 15 lò đốt, mỗi tháng cơ sở sản xuất của chị Huyền cho ra lò 40 tấn than các loại. Nguồn than đen được các thương lái ở Hải Phòng, Hà Nội vào thu mua tiêu thụ tại các nhà hàng để nướng đồ ăn. Còn đối với loại than trắng mỗi tháng chị xuất khẩu 1 lô hàng sang thị trường các nước Nhật Bản và Hàn Quốc. Theo chị Huyền cho biết một tấn củi khô sau khi đốt và tui nước cho thành phẩm 40 kg than tinh. Với giá bán 6 nghìn đồng/kg than đen và 30 nghìn/kg than trắng mỗi năm cơ sở thu về khoảng gần 1 tỷ đồng. Trừ chi phí cho lãi ròng từ 200 đến 300 triệu đồng/năm.

Ngoài thu mua gỗ tạp từ các vườn cây trên địa bàn huyện, chị Huyền còn trồng 5 héc ta cây bạch đàn để chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào. Tuy nhiên hiện nay khó khăn nhất hiện nay vẫn gỗ bạch đàn dần khan hiếm, không đủ nguyên liệu snả xuất khi có đơn đặt hàng.

Chị Trần Thị Hải – công nhân phân loại đóng gói than tại cơ sở chị Huyền cho biết: Hiện nay cơ sở sản xuất than củi của chị Huyền đang tạo công ăn việc làm cho 20 lao động địa phương với mức lương trung bình khoảng 4 triệu đồng/người/tháng. Nhờ có cơ sở sản xuất than của chị Huyền xây dựng tại xã Ngọc Sơn đã tạo công ăn việc làm cho phụ nữ chúng tôi có thu nhập trang trải cuộc sống.

7anh+than+7
Than trắng sẽ để nguyên cây dài 40 đến 50 phân và đóng vào thùng cát tông theo yêu cầu của khách hàng

8anh+than+8
Than trắng khi xuất khẩu sang Hàn và Nhật được sử dụng để nướng đồ ăn hoặc đốt lò sưởi tại các nhà hàng, khách sạn.

9anh+than+9
Than được tập kết chuẩn bị xuất bán

Than trắng là loại than sạch, không độc, không bị bám đen khi cầm và không để lại bò hóng khi sử dụng nên được khách hàng ưa chuộng. Than trắng khi xuất khẩu sang Hàn và Nhật được sử dụng để nướng đồ ăn hoặc đốt lò sưởi tại các nhà hàng, khách sạn. Mỗi tháng tôi gom than từ cơ sở chị Huyền và một số tại huyện Yên Thành, Đô Lương, đủ số lượng than mới xuất cảng 1 lần. Ông Nguyễn Cảnh Cường – Một thương lái chuyên thu mua than xuất khẩu cho biết./.

Tác giả bài viết: Như Thuỷ (Đài Quỳnh Lưu)

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP
ok